Thành phố Thâm Quyến, nơi có đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, có thể đă bắt đầu mất đi hào quang của ḿnh - tờ Nikkei Asia b́nh luận.
"Nice View", một bộ phim hài ăn khách vào năm 2022, về một doanh nhân 20 tuổi nghèo bắt đầu sửa chữa điện thoại di động ở Thâm Quyến, đă vượt qua muôn vàn khó khăn để đạt được thành công.
Bộ phim dựa trên viễn cảnh rằng bất cứ ai đến Thâm Quyến đều có thể chiến thắng.
Nhưng khi dân số thành phố bắt đầu giảm, một số người hiện đang hỏi liệu điều đó có trở thành một giấc mơ viển vông hay không.
Động lực làm nên thành công
Dân số của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đă giảm lần đầu tiên vào năm 2022, một phần do đại dịch COVID-19, nhưng cũng do những thay đổi trong chính sách của chính quyền địa phương.
Việc thu hẹp dân số sẽ có thể giải quyết một số vấn đề của Thâm Quyến, như tắc nghẽn giao thông và giá thuê nhà cao, nhưng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ của thành phố.
Thâm Quyến được thành lập vào năm 1979 tại tỉnh Quảng Đông. Đây là đặc khu kinh tế đầu tiên của đất nước và được chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ. Thành phố này được coi là biểu tượng thành công sau hơn 4 thập kỷ Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa.
Từ một đô thị quy tụ hoạt động sản xuất hàng hóa gia dụng và dệt may đơn giản, ngày nay Thâm Quyến là trung tâm công nghệ thông tin hàng đầu của Trung Quốc cũng như châu Á, nơi đặt "bản doanh" của các tập đoàn khổng lồ như Tencent, Huawei hay ZTE.
Theo Nikkei, Thâm Quyến cũng được biết đến là "thành phố của những người di cư trẻ tuổi", độ tuổi trung b́nh của cư dân là 32,5 tuổi vào năm 2020 - thấp hơn nhiều so với mức trung b́nh của Trung Quốc là 38,8.
Nguồn nhân lực trẻ tuổi năng động đă mở đường cho các công ty lớn, sáng tạo, bao gồm Huawei, BYD và Tencent. Đến năm 1997, dân số của Thâm Quyến đă đạt 5 triệu người và vượt 10 triệu vào năm 2010 - tăng khoảng 5% mỗi năm sau đó.
Thâm Quyến mất dần "hào quang"?
Tất cả đă thay đổi vào năm 2022 khi dân số Thâm Quyến giảm 0,1% xuống c̣n 17,66 triệu người.
Sự sụt giảm được cho là do tác động của các biện pháp pḥng chống dịch COVID-19. Nhiều nhà máy sản xuất đồ điện tử và hàng hóa khác buộc phải tạm dừng hoạt động và chứng kiến số lượng đơn đặt hàng giảm. Công nhân nhập cư đă trở về địa phương và dân số văng lai - chiếm gần 70% dân số Thâm Quyến - đă giảm 2% vào năm 2022.
Sau khi đại dịch kết thúc, Thâm Quyến lại trải qua sự sụt giảm tự nhiên trong tổng dân số của Trung Quốc. Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố số liệu ngày 17/1/2023 cho thấy dân số nước này đạt gần 1,42 tỉ người vào cuối năm 2022, giảm 850.000 người so với năm trước đó.
Đây là lần giảm dân số đầu tiên kể từ năm 1961. Thực tế này được cho là "bước ngoặt lịch sử" đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ sụt giảm dân số kéo dài tại Trung Quốc.
Nikkei cho hay, Thâm Quyến có thể nhận thấy dân số giảm nhanh hơn trong thời gian trung b́nh so với những nơi khác.
Nguyên nhân là những người trẻ tuổi từng bị thu hút bởi các yêu cầu đăng kư hành chính tương đối linh hoạt của Thâm Quyến để có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ nhà ở và giáo dục ở thành phố này.
Nhưng vào năm 2021, tất cả điều này đă được thắt chặt.
Mức tăng dân số cao trong lịch sử đă gây áp lực lên trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng công cộng khác; tắc nghẽn giao thông và giá thuê tăng vọt là những vấn đề lớn và nhiều cư dân đă phàn nàn.
"Giá thuê nhà cao gấp 3 lần hoặc hơn so với các thành phố lân cận, v́ vậy tôi phải làm việc cật lực để ở lại đây", một phụ nữ ở độ tuổi 20 nói với Nikkei Asia.
"Cuộc sống ở thành phố thật căng thẳng - Tôi không muốn sống ở đây khi về hưu", một nam giới khoảng 30 tuổi nói.
Ủy ban Cải cách và Phát triển của Thâm Quyến, cơ quan chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế, cho biết những thay đổi là cần thiết v́ đơn giản là dân số đă tăng quá cao, làm quá tải các dịch vụ công cộng và tạo ra các vấn đề ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông khó giải quyết.
Công việc hứa hẹn, quy định hành chính linh hoạt, cơ hội lập nghiệp và đạt được thành công về kinh tế, tất cả đều từng là những yếu tố then chốt tạo nên sức hấp dẫn của Thâm Quyến. Nhưng liệu những điểm hấp dẫn này có c̣n tồn tại?
VietBF@ Sưu tập