Kem béo thực vật - nguyên liệu có mặt trong rất nhiều món ăn, đồ uống
Trà sữa, cà phê muối, cà phê kem béo... là thức uống yêu thích của rất nhiều người trẻ trong những năm gần đây. Hương vị của những thức uống này vừa mới lạ, vừa thơm ngọt, béo ngậy v́ thế không chỉ người lớn mà trẻ em đều yêu thích.
Nguyên liệu cơ bản để tạo ra những thức uống này cần có trà/ cà phê + sữa đặc hoặc sữa tươi + kem béo. Tuy nhiên theo Bệnh viện Mount Alvernia của Singapore, trừ những thương hiệu nổi tiếng sử dụng các loại sữa tươi, sữa đặc th́ đa số thương hiệu nhỏ đều sử dụng kem béo thực vật để pha chế đồ uống.
Theo Bệnh viện Mount Alvernia, kem béo thực vật không phải là sữa, chúng chứa lượng canxi, vitamin A, D, hàm lượng protein thấp hơn sữa rất nhiều.
Kem béo là nguyên liệu được các chuyên gia đánh giá rằng có chứa thành phần tác động không tốt đến sức khỏe.
Theo ThS.BS. Đặng Ngọc Hùng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: "Kem béo thực vật có một phần nguồn gốc từ dầu thực vật bị hydrat hóa. Để tạo nên kem béo thực vật, người ta sẽ biến tính dầu thực vật để chúng đặc hơn, thơm ngon hơn và có thể bảo quản được lâu hơn.
Sau quá tŕnh hydrat hóa, kem béo thực vật có khả năng sinh ra một chất gọi là chất béo chuyển hóa, hay c̣n được gọi là trans fat".
ThS.BS. Đặng Ngọc Hùng cho biết, transfat là một chất không cần thiết cho cơ thể và có khả năng gây tổn thương tế bào. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây ra các bệnh lư liên quan đến tim mạch, thậm chí dậy th́ sớm ở trẻ nhỏ...
Ngoài các thức uống thơm ngon như trà sữa, cà phê... BS Hùng cho biết transfat c̣n có mặt tại các món ăn vặt như khoai tây chiên, bim bim, bánh kem, bắp rang bơ...
Bác sĩ cũng nói rằng, việc chúng ta thi thoảng mới dùng, hoặc lâu lâu ăn một lần những món ăn có chứa transfat th́ có thể không gây ra rối loạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên th́ nguy cơ sẽ tăng dần, và rất có thể đến một ngày chúng sẽ làm tổn thương cơ thể.
Vào ngày 14/5/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă đưa ra khuyến cáo về một chất vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cho hơn 500.000 người mỗi năm đó chính là chất béo chuyển hóa (trans fat).
Theo định nghĩa của WHO, chất béo chuyển hóa, là các axit béo không băo ḥa, được t́m thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn. Chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm thương mại v́ chúng có giá rẻ.
Nghiên cứu cho thấy chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ.
WHO khuyến cáo rằng lượng chất béo chuyển hóa nên được giới hạn dưới 1% tổng năng lượng ăn vào, nghĩa là dưới 2,2g/ngày với chế độ ăn 2.000 calo. Nếu vượt quá, có thể khiến một người tăng nguy cơ tử vong do mắc bệnh về mạch máu tim mạch và mạch máu năo.
Sử dụng đồ ăn, thức uống như thế nào để tránh chất béo chuyển hóa?
Theo các chuyên gia, để tránh dùng đồ ăn, thức uống chứa các thành phần ảnh hưởng sức khỏe như chất béo chuyển hóa, người tiêu dùng cần lưu ư những điều sau:
- Khi đi mua hàng, bạn nên đọc nhăn sản phẩm cẩn thận để xem có chứa chất béo chuyển hóa hay không. Chất béo chuyển hóa thường xuất hiện trong danh sách thành phần dưới tên "dầu thực vật hydro hóa" hoặc "dầu thực vật hydro hóa một phần".
- Bạn nên ưu tiên sử dụng các đồ ăn có chứa chất béo không băo ḥa đơn như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu hướng dương và dầu mè, quả bơ, đậu phộng, cá hồi, cá trích...
- Khi mua cà phê, trà sữa hay bất kỳ đồ uống nào, nên lựa chọn những thương hiệu lớn, có chứng nhận về an toàn thực phẩm. Nếu được, bạn nên lựa chọn những thức uống có nguyên liệu rơ ràng hoặc tận mắt chứng kiến khâu pha chế. Bởi thực tế, v́ lợi nhuận, nhiều người bán hàng không ngần ngại sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, không rơ nguồn gốc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng...
Như T8/2022, Cục Quản lư thị trường Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra đại lư chuyên phân phối các nguyên liệu dùng để pha chế trà sữa trên địa bàn phường Phú Lăm, quận Hà Đông (Hà Nội) th́ phát hiện nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có chất bảo quản vượt ngưỡng...
Để an tâm hơn, bạn có thể tự pha chế đồ uống ở nhà và sử dụng các loại nguyên liệu an toàn. Bạn có thể thay thế kem béo thực vật bằng whipping cream. Whipping cream là một loại kem tươi (thực phẩm làm từ sữa tươi) có thành phần được làm từ sữa ḅ chưa tách bơ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo: Một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là không chỉ cần giảm lượng muối, chất béo tổng... mà c̣n phải bổ sung đầy đủ rau và trái cây. WHO khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ khoảng 400g rau xanh, trái cây mỗi ngày.
Ngoài ra, cần bổ sung nước kịp thời, bổ sung đủ nước có lợi cho việc pha loăng máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu năo.
VietBF@ Sưu tập