Dịch sốt xuất huyết 'có dấu hiệu phá vỡ quy luật'. Các chuyên gia cảnh báo dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu đảo chiều, không theo quy luật chu kỳ 4-5 năm như trước, cần tăng cường pḥng dịch.
Ngày 6/7, tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Kư sinh trùng Côn trùng trung ương, cho biết thông thường số ca sốt xuất huyết sẽ bắt đầu tăng dần từ tháng 4 và lên đến đỉnh vào tháng 10, 11 (trùng mùa mưa). Năm nay, diễn biến dịch trong giai đoạn ba tháng đầu năm cao hơn nhưng đến tháng 6-7 lại giảm hơn so với năm ngoái.
"Trước đây, sốt xuất huyết ở nước ta diễn biến theo chu kỳ 4-5 năm bùng dịch một lần, song hiện quy luật này có dấu hiệu bị phá vỡ, không theo chu kỳ nào cả", ông Dũng nói, thêm rằng "dịch đang có dấu hiệu đảo chiều".
Cụ thể, miền Nam đang có số lượng ca mắc giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Trong khi đó, miền Bắc có dấu hiệu tăng (6 tháng đầu năm hơn 1.000 ca, cao hơn 60% cùng kỳ năm ngoái). Điều này chứng tỏ diễn biến dịch sốt xuất huyết hiện nay tùy từng vùng miền, không tuân theo chu kỳ chung, nguy cơ dịch bùng phát bất cứ thời điểm nào.
Theo ông Dũng, một trong những yếu tố tác động lớn nhất đến t́nh trạng trên là thời tiết. Những năm El Nino có nền nhiệt độ cao, số ca mắc sốt xuất huyết cũng tăng theo. Miền Bắc năm nay nắng nóng, mưa nhiều, tạo điều kiện rất tốt cho muỗi phát triển, sinh sôi. Thời gian từ trứng đến trưởng thành sẽ rút ngắn lại, khoảng 7-9 ngày, khiến muỗi sinh sản nhiều hơn, khả năng tiếp xúc giữa muỗi và người cũng nhiều hơn. Chỉ cần có nguồn bệnh là sẽ bùng phát dịch.
"Chúng ta chỉ mới trải qua 6 tháng đầu năm và theo tính toán trong giai đoạn tới, diễn biến dịch sẽ ngày càng phức tạp hơn chứ không giảm đi", ông Dũng nói.
Bên cạnh đó, muỗi truyền sốt xuất huyết c̣n được gọi muỗi "sang chảnh", muỗi "thành phố". Chúng không đẻ trứng ở nơi nước bẩn, chỉ sinh sôi ở vùng nước sạch như nước mưa đọng. Loại muỗi này sống gần người, mật độ đô thị càng đông, muỗi càng phát triển. Đó là lư do ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi hiếm khi gặp bệnh nhân sốt xuất huyết.
Ngoài ra, việc chống dịch c̣n gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Phát động pḥng chống dịch mới đây, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng việc huy động cộng đồng, nhân lực cho các hoạt động diệt bọ gậy, phun hóa chất tại nhiều nơi c̣n nhiều khó khăn, dẫn đến việc xử lư ổ dịch chưa triệt để. "Trong khi đó, sốt xuất huyết lại chưa có vaccine pḥng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, nên t́nh h́nh dịch bệnh sẽ c̣n diễn biến phức tạp, kéo dài", bà Hà nói.
Tại TP HCM, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu, dự báo dịch sốt xuất huyết sẽ tăng cao trong tháng 7 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10, theo quy luật diễn tiến hàng năm tại thành phố. Dù số mắc nửa đầu năm thấp hơn 2022 - năm cao điểm dịch, song trong tháng 6, tỷ lệ bệnh nhân bắt đầu tăng nhanh.
"Điều đáng báo động là tỷ lệ phát hiện có loăng quăng tại các điểm nguy cơ c̣n rất cao, chứng tỏ người dân c̣n lơ là không dọn vệ sinh, tạo điều kiện cho muỗi phát triển lây lan bệnh", bác sĩ Châu nói.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch tay chân miệng bùng phát, chủng Enterovirus (EV71) chiếm ưu thế khiến ngành y tế TP HCM lo ngại nguy cơ "dịch chồng dịch". Đây là chủng virus có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong, là tác nhân gây ra các vụ dịch lớn vào các năm 2011 và 2018.
Bộ Y tế gần đây tổ chức nhiều cuộc họp, yêu cầu các địa phương nâng cao năng lực chống dịch. Địa phương tăng cường xử lư các điểm nguy cơ, hướng dẫn người dân pḥng bệnh, nâng cao năng lực phát hiện, điều trị bệnh ở cơ sở y tế, hạn chế tỷ lệ bệnh nặng và tử vong.
Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur, và Viện Sốt rét - Kư sinh trùng - Côn trùng cũng vừa tham mưu Bộ Y tế xây dựng lại hướng dẫn pḥng chống dịch sốt xuất huyết. Bản hướng dẫn ban hành từ năm 2014 cần chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với những diễn biến phức tạp của dịch hiện nay.
Một trong những điểm mới nhất mà các cơ quan tham mưu đưa ra là thành lập "Tổ sốt xuất huyết cộng đồng". Đây là mô h́nh được học tập từ "Tổ Covid-19 cộng đồng" đă phát huy hiệu quả trong đại dịch vừa qua.
VietBF@ sưu tập
|
|