Theo các nhà nghiên cứu, vào 66 triệu năm trước, một thiên thạch đă lao xuống Trái đất khiến loài khủng long tuyệt chủng. Thiên thạch này có sức công phá tương đương 10 tỷ quả bom nguyên tử được sử dụng trong Thế chiến 2.
Vào 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đă lao xuống Trái đất. Sự kiện này đă khiến loài khủng long tuyệt chủng và khoảng 3/4 sự sống trên hành tinh bị tiêu diệt.
Hố thiên thạch Chicxulub nằm ngoài khơi bán đảo Yucatan, Mexico được h́nh thành từ sự kiện trên. Các chuyên gia đă thực hiện nhiều nghiên cứu tại Chicxulub nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn về thiên thạch va chạm với Trái đất vào 66 triệu năm trước.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Texas đăng trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), vào 66 triệu năm trước, một thiên thạch rộng 12 km đă đâm xuống bề mặt Trái đất và khiến 75% sự sống trên hành tinh bị hủy diệt.
Sự kiện thiên thạch tấn công Trái đất này đă gây ra cháy rừng ở cách xa gần 1.500 km và và một trận sóng thần khủng khiếp.
Các động thực vật, trong đó có nhiều khủng long đă chết ngay trong ngày thiên thạch lao xuống hành tinh xanh.
Trong những ngày tiếp theo, nhiều loài động thực vật, trong đó có khủng long bị tiêu diệt v́ sự sụp đổ của khí quyển diễn ra sau đó.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Sean Gulick ước tính, 325 tỉ tấn lưu huỳnh đă bị đẩy vào khí quyển sau tác động của vụ va chạm kinh hoàng giữa thiên thạch và Trái đất.
Theo tính toán của các nhà khoa học, sức hủy diệt của vụ va chạm giữa thiên thạch với Trái đất tương đương với 10 tỷ quả bom nguyên tử được sử dụng trong Thế chiến 2.