Dấu hiệu ở bàn chân chứng tỏ bạn đang có đường huyết quá cao. Khi phát hiện thấy ở bàn chân đang xuất hiện các triệu chứng sau đây thì coi chừng xuất hiện bệnh tiểu đường.
Với bệnh nhân tiểu đường, nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng "bàn chân đái tháo đường". Biến chứng này thường xuất hiện với các vết loét ở chân nhưng lâu lành, sau một thời gian có thể dẫn đến tình trạng phải cắt cụt chi hoặc gây tử vong.
Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta rất dễ bỏ qua các dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường. Cũng như không chú ý đến dấu hiệu ở bàn chân đang "tố cáo" bệnh.
Theo bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường Leung Yuk Hin (làm việc tại Khoa Bệnh đái tháo đường, Bệnh viện Tiểu đường Ruzhou Jiren, Trung Quốc): Nếu phát hiện thấy ở bàn chân đang xuất hiện các triệu chứng sau đây thì coi chừng xuất hiện bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu ở bàn chân chứng tỏ bạn đang có đường huyết quá cao:
1. Da chân khô
Ở giai đoạn đầu, da bàn chân sẽ có biểu hiện lạnh, khô da, đau nhức… phần lớn là domáu nuôi dưỡng các chi dưới không đủdẫn đến người bệnh có cảm giác tê bì, ê ẩm ở bàn chân. Một số bệnh nhâncó thể thậm chí có mụn nước, hoại tử đen ở một số vị trí trên vùng da bàn chân, các vị trí đầu ngón, các vết nứt da.
2. Đau chân
Khi nồng độ đường huyết trong cơ thể tăng quá cao, chúng sẽ gây tổn thương ở xương và các dây thần kinh khiến bạn thấy đau ở chân. Nhiều người sẽ đau nhức hàng ngày ở 2 chân, nhiều đêm đau quá không ngủ được. Đi đứng thì loạng choạng, không thể leo cầu thang và không giữ được dép khi di chuyển.
3. Vết thương ở chân mãi không lành
Người khỏe mạnh khi bị thương sẽ tự lành sau 2-3 ngày mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu luôn trong tình trạng cao đột biến, khiến lượng lớn vi khuẩn sinh sản liên tục làm vết thương khó lành. Ở bàn chân sẽ từ từ lở loét, đau rát và có thể dẫn đến hoại tử.
dau-ngon-chan-bi-kho-nut-4.jpeg
4. Ngứa bàn chân
Khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều. Vùng da tay chân là 2 vùng dễ bị ảnh hưởng nhất và thường có cảm giác ngứa nhiều nhất.
Khi xuất hiện các dấu hiệu "bàn chân đái tháo đường", cần làm tốt 3 việc
1. Làm tốt việc vệ sinh chân
Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe bàn chân, bởi người bệnhsẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùngsau bệnh. Cụ thể là: loét da bàn chân, cảm giác nóng rát, khô ráp, mẩn đỏ, nổi mụn nước… thậm chí là hoại tử da bàn chân.Nếu bệnh nhân không cải thiện điều kiện vệ sinh,nhiễm trùng sẽ tái phát và tình trạng sẽ tiếp tục trầm trọng hơn.
Đồng thời, người bệnh cũng nêntránh đi tất, giày chật vìsẽ khiến chân đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
2. Không nên vận động quá mạnh
Ở nhữg bệnh nhân có bàn chân đái tháo đường,nên tránh cử động bàn chân quá nhiều, nhưng cũng nên tránh ngồi im một chỗ.Hoạt động thích hợp có thể giúp cải thiện tuần hoàn và ngăn ngừa các biến chứng, cũng như giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường.Nêntập thể dục và hoạt động thể chất phù hợpdưới sự hướng dẫn của bác sĩ,tránh tập thể dục gắng sức và đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
3. Kiểm soát chế độ ăn uống
Chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý ít béo, ít muối, ít đường để kiểm soát ổn định lượng đường trong máu.Đồng thời, nên giảm bớtnhững thực phẩm không có lợi cho quá trình lành vết thương như đồ cay, hải sản, tỏi, gừng...
Trong quá trình điều trị đái tháo đường, thực phẩm giàu protein và vitamin vẫn nên là thực phẩm chính.
VietBF@ sưu tập
|