Trong những năm gần các vụ tấn công vào lực lượng cảnh sát, công an rất nhiều, đơn lẻ là các vụ người tham gia giao thông dùng phương tiện cơ giới chủ động đâm thẳng vào cảnh sát giao thông khiến nhiều đồng chí bị thương và thiệt mạng.
Hay hai vụ có tổ chức ở Đồng Tâm và Đăk Lăk, các đối tượng tiến hành tấn công lực lượng công an, chính quyền được bộ Công An đưa tin là rất man rợ, côn đồ, thú tính.
Vụ Đồng Tâm các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nhằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ. Trong đó hành vi nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc 3 đồng chí Công an hy sinh. “Đây là hành vi man rợ, có tính chất côn đồ, giết chết nhiều người” bộ Công An kết luận.
Vụ Đăk Lăk, các đối tượng tấn công hai trụ sở ủy ban xă Ea Tiêu và Ea Ktur "có tổ chức, rất manh động, liều lĩnh, man rợ và mất nhân tính", theo người phát ngôn Bộ Công an.
Nghi phạm khai "nhận được chỉ đạo nếu gặp cán bộ và công an xă th́ giết chết, cướp tài sản, súng đạn".
Với sự việc ở Đăk Lăk, các đối tượng bị cho là ít hiểu biết, bị đầu độc, lừa gạt hứa hẹn vật chất… của những kẻ chủ mưu cầm đầu.
Nhưng vụ việc ở Đồng Tâm rất khó giải thích như vậy, khi Đồng Tâm là một xă ngoại thành thủ đô Hà Nội, và ông Ḱnh đă từng là bí thư Đảng ủy xă, 50 năm tuổi đảng. Sự việc kéo dài nhiều năm được trực tiếp chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đứng ra giải quyết, cuối cùng án mạng thảm khốc vẫn diễn ra.
Những người dân dù có phạm tội v́ nguyên nhân này hay nguyên nhân khác nhưng mức độ phạm tội đến mức man rợ, khát máu… thường có nguyên nhân sâu xa từ sự hận thù, đè nén, “tức nước vỡ bờ”… khi bị kích động sẽ trở nên hung bạo, mất nhân tính…. Đây không đơn thuần chỉ là các vấn đề tội phạm h́nh sự thông thường… nó có nguyên nhân tiêu cực từ mâu thuẫn kinh tế, chính trị xă hội diễn ra trong một thời gian dài không được giải quyết.
Rơ ràng bộ máy chính quyền tại các địa phương đó quá yếu kém, thậm chí để xảy ra tham nhũng tiêu cực, chèn ép người dân và doanh nghiệp….
Thẳng thắn kết luận, cán bộ quản lư địa phương trong đó có lực lượng công an đă không hoàn thành chức trách nhiệm vụ dẫn đến các vụ trọng án xảy ra, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xă hội của đất nước cần phải kỷ luật- xem xét hậu quả có thể bị truy tố.
Có công th́ thưởng, có tội th́ phạt, không thể lẫn lộn truy tặng danh hiệu công lao, đề bạt một cách độc đoán thiếu nguyên tắc, không có cơ sở, điều này chỉ làm mất ḷng tin của nhân dân về các lực lượng chuyên chính.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=2234271&stc=1&d=1687335072)
Vụ việc ở Dăk Lăk c̣n đang trong quá tŕnh đi đến kết luận.
Nhưng dư luận vẫn đánh giá theo hai xu hướng:
- Có âm mưu và tổ chức được hậu thuẫn của các thế lực chính trị trong và ngoài nước.
- Có tổ chức nhưng từ sự bột phát uất ức hận thù của một nhóm người bị chèn ép, áp bức về kinh tế, đất đai. Sự hủy hoại môi trường sống tự nhiên, văn hoá, tôn giáo của dân di cư, chính quyền với người bản địa khiến họ “tức nước vỡ bờ”
Trong trường hợp nào th́ cũng rất phức tạp và bất lợi cho chính quyền trong xử lư hậu quả, đặc biệt trong thông tin và tuyên truyền.
Một câu hỏi được đặt ra, trong trường hợp thứ nhất:
Tổ chức, thế lực trong và ngoài nước đứng đằng sau là ai? Có làm rơ, vạch mặt chỉ tên được không?
Chính quyền Việt Nam gần đây nói rất nhiều đến các “thế lực thù địch” một cách chung chung, nhưng với sự việc Dăk Lăk không thể che giấu, cần phải chỉ ra cụ thể.
Nếu thực sự có chuyện này xảy ra, chính quyền không thể che giấu hoặc bịa đặt, như thế chứng tỏ họ bị các thế lực ngoại bang dắt mũi, lũng đoạn, bị chia rẽ trong nội bộ - Đây là một cú điểm huyệt chí tử của kẻ địch nhằm nắn gân quan điểm, xu hướng chính trị, phản ứng của giới lănh đạo Việt Nam.
Họ là Mỹ và phương Tây, hay họ là người đồng chí tốt bên kia biên giới phía Bắc? Một câu hỏi cũng không quá khó trả lời.
Đây rơ ràng là một thách thức quá lớn với lập trường đối ngoại của đảng và nhà nước Việt Nam, nếu đúng có bàn tay của các thế lực bên ngoài nhúng vào.
Trong trường hợp vụ Dăk Lăk chỉ đơn thuần là một cuộc bạo động hoàn toàn có tính bộc phát, nó là hồi chuông cảnh báo cho nhà cầm quyền khi các xung đột giữa dân và chính quyền đă trở nên tàn khốc bằng bạo lực, th́ không thế lấy bạo lực trấn áp để ổn định t́nh h́nh. Nó phải có những giải pháp từ chính sách, từ pháp luật hướng đến lợi ích thực sự cho dân chúng.
Và càng không thể che giấu được măi bằng ngăn chặn thông tin và dư luận xă hội, nó càng làm cho ḷng tin của nhân dân với chế độ bị xói ṃn.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Việt Nam trước quốc tế trong quá tŕnh hội nhập phát triển kinh tế.
Khi thế giới phân cực giữa dân chủ và độc tài vẫn tồn tại, việc nhận dạng các tổ chức khủng bố và sự phản kháng nổi dậy nhiều khi vẫn bị đánh lận, nhầm lẫn.
Đánh lận theo hướng cố t́nh bị bóp méo, và nhầm lẫn từ góc nh́n do bị tuyên truyền.
Với các quốc gia có nền dân chủ đầy đủ thể hiện qua hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước “tam quyền phân lập” như Mỹ và phương Tây họ coi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tấn công gây tổn hại cho lợi ích nhà nước, cộng đồng, công dân một cách chủ ư, có tuyên bố đều là khủng bố, cần bị tiêu diệt.
Khái niệm khủng bố hoàn toàn được áp dụng có tính chất một chiều và riêng biệt đối với các quốc gia dân chủ, mà không trở thành tiêu chuẩn ứng xử cho các quốc gia độc tài.
Các quốc gia độc tài không thể áp đặt cho các cuộc phản kháng bằng bạo lực là khủng bố theo các khái niệm của các quốc gia dân chủ.
Thực chất những quốc gia độc tài trong bản chất luật pháp của họ không có khái niệm khủng bố mà bất cứ cá nhân, tổ chức nào chống lại lợi ích của họ đều được gọi là kẻ thù của nhân dân, chế độ cần phải đập chết trong trứng nước không cần có lư do.
Sự sụp đổ của hệ thống các quốc gia cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cho thấy cái gọi là kẻ thù của nhân dân, chế độ thực sự là một tội ác đem đến cái chết của hàng chục triệu người, và vi phạm các quyền con người có hệ thống.
Điều này dẫn đến việc Mỹ và phương Tây luôn ủng hộ các phong trào chống đối và nổi dậy của các tổ chức, cá nhân tại các quốc gia độc tài, đặc biệt là các quốc gia cộng sản, họ không coi các tổ chức này là khủng bố.
Với việc Mỹ và phương Tây ủng hộ các phong trào phản kháng, nổi dậy bằng các biện pháp bao vây cấm vận kinh tế, cô lập ngoại giao, thậm chí cung cấp vũ khí, tiền bạc cho các tổ chức chống đối, hay trực tiếp can thiệp quân sự sẽ khiến nhà cầm quyền ở các quốc gia độc tài rất lo lắng, bất an, khi xu thế độc tài đang bị co hẹp và dồn vào chân tường.
Vụ 11/9/2001 là một ví dụ, khi Mỹ và đồng minh tấn công Afghanistan sau khi Taliban từ chối dẫn độ Osama Bin Laden, thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Al- Qaeda kẻ đă chủ mưu tấn công vào nước Mỹ và đồng minh của họ.
Các quốc gia độc tài không muốn lộ ra các cuộc bạo động của dân chúng là sự phản kháng, nổi dậy do các quyền con người bị chà đạp.
Họ muốn che giấu và cho thế giới thấy đây là những tổ chức khủng bố tấn công vào lợi ích của cộng đồng dân cư, vào bộ máy chính quyền bằng bạo lực vô pháp luật, với động cơ man rợ, thú tính để tránh sự trừng phạt lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế, của Mỹ và phương Tây.
Vấn đề phân biệt khủng bố hay phong trào phản kháng, nổi dậy không khó.
Trước tiên là tính minh bạch của thông tin, và bản chất của sự kiện không thể bưng bít.
Dù có tài lèo lái thế nào để đánh lận giữa khủng bố và phong trào phản kháng, nổi dậy cũng khó che giấu bản chất thật của sự kiện.
Muốn hội nhập với thế giới, bản chất nhà nước cần phải thay đổi theo hướng dân chủ văn minh. Nhập nhèm để cố níu kéo chút lợi ích trên nền tảng tội ác trước sau ǵ cũng có kết cục thất bại nhục nhă.