Di sản văn hóa của Sudan trải dài hàng ngàn năm. Quốc gia Bắc Phi này tự hào có những ngôi đền cổ Nubian, nhiều kim tự tháp hơn Ai Cập và được ghi nhận là nơi sản sinh ra kỹ thuật làm đồ gốm, kim loại hiện đại.
Giờ đây, các nhà khảo cổ học, người phụ trách, học giả và t́nh nguyện viên người Sudan đang dũng cảm chiến đấu để bảo vệ những di sản vô giá này trong cuộc nội chiến.
Hàng trăm người đă thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương từ ngày 15-4, khi ban lănh đạo quân đội Sudan và nhóm bán quân sự các lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) từ vùng Darfur không đạt được thỏa thuận về chia sẻ quyền lực. Khi xung đột lan rộng, các chiến binh đă cướp phá và phóng hỏa các bảo tàng, kho lưu trữ vô giá ở các trường đại học.
Dưới sự giám sát của Tổ chức Di sản v́ Ḥa b́nh (Heritage for Peace - HP), chuyên bảo tồn di sản văn hóa trong thời chiến, hàng chục t́nh nguyện viên và chuyên gia đă chuẩn bị kế hoạch sơ tán bảo tàng và ghi lại thiệt hại đối với các địa điểm có di sản quư giá trên khắp Sudan.
HP cũng từng cứu các cổ vật khỏi bàn tay phá hoại của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria. Bất chấp nhiều rủi ro và thách thức, HP đă bố trí lực lượng bảo vệ gần các khu vực khảo cổ và bảo tàng bên ngoài thủ đô Khartoum. Khi giao tranh tiếp diễn, HP đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của ngôi đền Buhen ở cực Bắc Sudan, cũng như lăng mộ của Muhammad Ahmad, thường được gọi là Mahdi, người đă chiến đấu chống lại sự thống trị của thực dân Anh trong nửa sau của thế kỷ 19 và tiếp tục thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Sudan.
Áp lực phải can thiệp với di sản văn hóa của Sudan đă gia tăng kể từ khi đoạn video xuất hiện cho thấy các chiến binh của RSF tiến vào thư viện khảo cổ sinh học của Bảo tàng Quốc gia Khartoum và mở các thùng chứa hài cốt người cổ đại.
H́nh ảnh vệ tinh cũng cho thấy các ṭa nhà thuộc Bảo tàng Quốc gia đă bị hư hại do hỏa hoạn. Tại Omdurman, thành phố đông dân nhất của Sudan, các kho lưu trữ chứa hàng ngàn tài liệu đă bị cướp, phá hủy.
Trong khi các t́nh nguyện viên phải vật lộn để vào hầu hết 13 bảo tàng của thủ đô Sudan kể từ khi xung đột nổ ra, các địa điểm khảo cổ và bảo tàng bên ngoài Khartoum vẫn được các nhà khảo cổ học, lính canh và cộng đồng địa phương bảo vệ.
Theo HP, may mắn là ṭa nhà chính của Bảo tàng Quốc gia Sudan đang được tu bổ lại khi nội chiến bắt đầu, v́ vậy hầu hết các vật phẩm đă được đóng gói và cất vào kho. Mối quan tâm đặc biệt là bộ sưu tập các di tích và đền thờ 3.000 năm tuổi của người Nubian hiện nằm trong khu vườn của bảo tàng.
Một nỗ lực quốc tế nhằm tập hợp và bảo tồn các cấu trúc này vào những năm 1960 đă dẫn đến việc thành lập hệ thống Di sản thế giới hiện đại của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).
Các địa điểm khảo cổ và kim tự tháp tại Meroe, thành phố cổ có tường bao quanh phía Đông Bắc Khartoum, nơi cuộc xung đột bắt đầu, cũng vẫn c̣n nguyên vẹn.
Tuy nhiên, vẫn chưa rơ t́nh trạng của Bảo tàng Sheikan ở El-Obeid và Bảo tàng Darfur ở Nyala. Hai bảo tàng này đều nằm gần các địa điểm diễn ra một số cuộc giao tranh khốc liệt nhất. Khi đưa ra b́nh luận, người phát ngôn của RSF cho biết, lực lượng của họ “nhận thức rơ tầm quan trọng” của các hiện vật của Sudan và tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản.
Người đại diện của RSF nói rằng họ đă ban hành các hướng dẫn nghiêm ngặt cho tất cả thành viên RSF để đảm bảo rằng nhiệm vụ của họ được hoàn thành một cách có trách nhiệm.
VietBF@ sưu tập