Tại nghị trường Quốc Hội đang có mâu thuẫn giữa bên Chính phủ và các ông (bà) nghị về việc giao dịch bất động sản h́nh thành trong tương lai (giao dịch trên giấy) cần được quy định như thế nào?
Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại điều kiện bán bất động sản h́nh thành trong tương lai (bất động sản trên giấy) bắt buộc phải qua sàn giao dịch.
Trong khi các nghị lại phản đối “Không nên bắt buộc bán bất động sản trên giấy phải qua sàn”.
Chủ tịch Quốc hội bối rối khi Nghị quyết 18 của T.Ư Đảng khóa XIII về đất đai yêu cầu tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.
“Ḿnh cứ lúc thế này lúc thế kia rất khó cho thị trường", Chủ tịch Quốc hội nói.
Vậy các nghị trong Quốc hội đúng hay Chính phủ mà đại diện chủ tŕ đưa ra là Bộ Xây dựng đúng?
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải thích: Bởi đây là tài sản chưa h́nh thành, pháp lư của dự án phức tạp. Nên để tránh rủi ro cho người mua, việc đề xuất giao dịch bất động sản này phải qua sàn là cần thiết.
Ối giời ơi! Chính phủ lo cho dân như thế chẳng khác ǵ hành dân, hại dân.
Ông Nghị (Nghị con đồng chí X không phải các ông bà nghị) này có t́nh thương yêu dân bao la thế hay ông “Vụng chèo nhưng khéo chống” khi bị Quốc hội truy vấn?
THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH.
Việc chính phủ tŕnh quy định giao dịch bất động sản h́nh thành trong tương lai phải lên sàn thực chất không có giá trị pháp lư bảo vệ người mua, cũng không có giá trị trong việc quản lư nhà nước chống thất thu ngân sách, cũng như chống tham nhũng tiêu cực trong thị trường bất động sản, nó chỉ đem đến cơ hội cho nhóm lợi ích biến các sàn chứng khoán thành “sân sau” để thao túng lũng đoạn thị trường bất động sản.
Sàn bất động sản thực ra là một cái chợ do doanh nghiệp tư nhân thành lập, người mua và người bán sẽ thông qua doanh nghiệp này làm trung gian để giao dịch cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán nơi mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Mọi giao dịch trên sàn hoàn toàn trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không thể bắt bên mua, bên bán phải thực hiện qua một doanh nghiệp trung gian.… nó không hề có tí bóng dáng của cơ quản lư nhà nước trong các giao dịch thỏa thuận này.
Khi các nhóm lợi ích biến các sàn giao dịch này thành “sân sau” sẽ có hiện tượng các sàn câu kết với nhau v́ mục đích lợi nhuận làm nhiễu loạn thị trường, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu, giá cả. Do đó, việc bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để độc quyền, câu kết, gây ảnh hưởng đến minh bạch thị trường và quyền lợi các bên trong kinh doanh bất động sản.
“Các sân” sau này được thành lập cũng chẳng khác ǵ các doanh nghiệp độc quyền, nhưng ông chủ không phải là các pháp nhân đại diện cho nhà nước, mà là các “tay to” giấu mặt điều hành toàn bộ hệ thống.
Những nguồn lợi công khai và quyền lực của các sàn này được quy định rất lớn một cách bất thường:
- Được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp toàn bộ thông tin có liên quan đến bất động sản….
– Được quyền yêu cầu khách hàng (Chủ sở hữu bất động sản; Chủ sở hữu ủy quyền; Chủ đầu tư dự án) cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bất động sản, các tài liệu hồ sơ pháp lư liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng bất động sản khi đưa bất động sản đó lên sàn giao dịch bất động sản.
– Được quyền kiểm tra thông tin và các hồ sơ pháp lư liên quan đến bất động sản trước khi đưa thông tin về bất động sản lên sàn giao dịch hoặc đăng trên truyền h́nh, đăng báo, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các sàn được quyền xác nhận vào giấy tờ mua bán thay cho công chứng, như hồ sơ pháp lư chính thức để người giao dịch thực hiện các thủ tục khác.
– Được quyền thỏa thuận hoặc quy định về mức phí dịch vụ, các khoản thu hoặc các chi phí khác đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tại sàn giao dịch.
– Được quyền thu phí dịch vụ của khách hàng.
…………………
Theo như thông lệ một giao dịch trên sàn sẽ có thể mất một chi phí trung gian (8- 10)% thậm chí đến 20% so với tổng giá trị giao dịch, bao gồm cả những khoảng lót tay, đi đêm, hợp thức hoá thủ tục… cho thấy không đơn thuần những sàn bất động sản có thể tồn tại nếu không có thế lực bảo kê, chống lưng hoặc là sân sau của các quan chức, nó là một nguồn thu khổng lồ không thể kiểm soát.
Đọc đến đây chúng ta sẽ hiểu, chỉ cần cài cắm một quy định tưởng v́ lợi ích người dân, doanh nghiệp, nhà nước thành hiện thực vào chính sách, nhóm lợi ích sẽ có cơ sở lũng đoạn, thao túng nền kinh tế, và thị trường bất động sản là một ví dụ.