Miệng không có các chức năng tương tự mũi, do đó không thể lọc độc tố trong không khí, làm ẩm đường hô hấp, khiến phổi dễ nhiễm trùng hơn.
Một nghiên cứu năm 2017 về sự khác biệt giữa thở bằng mũi và thở bằng miệng khi tập thể dục, cho thấy cơ thể đạt được nhiều lợi ích hơn khi thở bằng mũi. Trong đó, thở bằng mũi trong khi tập thể dục kỵ khí làm giảm khả năng thở gấp, cải thiện hiệu suất và hoạt động của năo. C̣n thở bằng miệng không có nhiều lợi ích cho cơ thể, ngược lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng suy nghĩ của một người.
Lư do là miệng không có chức năng tương tự mũi, ví dụ kiểm soát nhiệt độ và lọc độc tố không khí, làm ẩm đường hô hấp. Thở bằng miệng làm giảm hoạt động của các cơ hô hấp, ví dụ cơ hoành kém giăn nở, khiến phổi giảm hấp thụ oxy.
Bên cạnh đó, thở bằng miệng có thể làm khô nướu và mô lót, từ đó ảnh hưởng vi khuẩn tự nhiên trong miệng, gây bệnh nướu hoặc sâu răng. Đường hô hấp có thể bị nhiễm trùng, bệnh hen suyễn trở nặng hơn khi thở nhiều bằng miệng. Trong thời gian dài, thở bằng miệng cũng có thể gây thay đổi về thể chất ở trẻ em, ví dụ khuôn mặt dài ra, mắt rũ xuống, có đốm đen dưới mắt, lỗ mũi hẹp, cắn hở...
Thở bằng miệng khi ngủ có thể khắc phục bằng cách kê cao gối và tập thở bằng mũi. Ảnh:Somnifix
Do đó, thở bằng miệng không được khuyến khích, chỉ nên áp dụng khi đang tập thể dục cường độ cao. Khi không thể thở b́nh thường bằng mũi, mọi người cần được khám và chữa bệnh.
Thở bằng miệng có thể dự pḥng được. Với người lớn, một số biện pháp pḥng ngừa thở bằng miệng gồm tăng các bài tập hít vào và thở ra bằng mũi, vệ sinh mũi họng. Khi nhận thấy cơ thể đang thở bằng miệng, mọi người hăy ngậm miệng lại và thở bằng mũi, khi ngủ dùng gối lớn để kê cao đầu. Các gia đ́nh nên tăng vệ sinh nhà cửa để không có chất gây dị ứng, lắp bộ lọc không khí nếu cần thiết.
Nếu thường xuyên bị nghẹt mũi do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, mọi người nên dự pḥng một vài biện pháp giải quyết nhanh, ví dụ sử dụng xịt mũi trong các chuyến đi dài, nằm ngửa khi ngủ với đầu kê cao. Nếu đang căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, mọi người nên tập yoga hoặc thiền để giảm t́nh trạng thở hổn hển bằng miệng.
Ở trẻ em, thở bằng miệng khó dự pḥng. Tuy nhiên, gia đ́nh có thể giúp con giảm thở qua đường miệng bằng cách theo dơi và điều trị các bệnh gây nghẹt mũi. Trong khi ngủ, gia đ́nh quan sát xem con có ngáy, thở bằng miệng khi ngủ hay không để khám sức khỏe, đánh giá về thể chất t́m nguyên nhân.