Nhiều người bận rộn, không có thời gian để phơi đồ nên thường tranh thủ giặt và phơi quần áo vào buổi tối. Đây là một thói quen không tốt. Phơi đồ vào buổi tối, đặc biệt là để ngoài trời có ảnh hưởng nhất định đến người sử dụng.
Vì sao phải cho quần áo vào nhà trước khi trời tối?
Không khí ẩm ướt vào ban đêm, quần áo dễ bị nhiễm vi khuẩn
Vào ban ngày, có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và không khí vẫn rất khô, phơi quần áo ướt mới giặt không chỉ khô nhanh mà còn được khử trùng.
Vào ban đêm, sau khi mặt trời lặn, nhiệt độ giảm xuống, độ ẩm trong không khí cũng tăng lên. Hơi nước trong không khí có thể làm quần áo bị ẩm ướt, lâu khô. Nếu phơi quần áo ngoài trời, đồ của bạn sẽ bị ẩm do không khí và tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển, quần áo dễ có mùi hôi.
Nhất là vào mùa hè, sương nhiều, nhiệt độ cao, vi khuẩn sinh sôi nhanh, nếu trẻ mặc quần áo không khô thoáng, nhiều vi khuẩn thì làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị tổn thương.
Quần áo dễ bị dính trứng hoặc phân của côn trùng
Nhiều loài côn trùng bay nhỏ là động vật sống về đêm, chỉ xuất hiện trong đêm tối và chúng đi ra theo đàn. Nếu ban đêm bạn treo quần áo ngoài ban công rất dễ thu hút những con công trùng này. Đặc biệt là quần áo trẻ em có mùi, khả năng để lại trứng côn trùng hoặc phân côn trùng cao hơn.
Nếu quần áo bị dính trứng côn trùng, không được khử trùng lại hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trẻ dễ bị tổn thương da sau khi mặc. Một số trẻ còn có thói quen cắn quần áo, ngoáy lỗ mũi và cắn ngón tay, có thể khiến trẻ mắc bệnh.
Gây dị ứng da, nhiễm bụi
Ban đêm, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao, quần áo phơi ngoài trời có thể bám bụi. Nếu bụi bị nhiễm bẩn, bạn cũng khó có thể giũ sạch và chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với da và gây dị ứng.
Nếu thường xuyên có thói quen phơi quần áo ban đêm trong thời gian dài, người hít phải những bào tử nấm mốc trên quần áo có thể xuất hiện một trong hai triệu chứng là nhiễm trùng và dị ứng. Nười có hệ thống miễn dịch kém hoặc có vết thương hở sẽ rất dễ mắc mắc phải và gây ra những phản ứng dị ứng như hen suyễn, xoang, nổi mề đay...
Vì vậy, việc phải cất quần áo vào trong nhà sau khi trời tối
Một số lưu ý khi phơi quần áo
Nên phơi quần áo ở nơi rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Không nên phơi đồ ở nơi thiếu nắng, độ ẩm cao, nhiều bụi bặm tránh làm bẩn ngược lại quần áo đã giặt sạch.
Khi phơi, giữa các bộ đồ nên có khoảng cách để hơi nước bốc hơi tốt hơn, giúp đồ mau khô hơn.
Không dùng các loại dây phơi bị gỉ sét để phơi quần áo tránh làm trang phục bị bẩn.
Nhiều người có thói quen lộn trái quần áo khi phơi. Tuy nhiên, đây là việc không nên vì bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng sẽ bám dính vào mặt trong của quần áo, nơi tiếp xúc trực tiếp với làn da.
Khi mang quần áo vào nhà, bạn nên giũ quần áo để bụi (nếu có) có thể bay ra ngoài.
Để hạn chế màu sắc của quần áo không bị phai màu, khi phơi bạn nên phơi mặt trái quần áo ra ngoài.
Khi phơi loại quần áo có chất liệu bằng len hoặc các sản phẩm có chất liệu tương tự, bạn nên phơi ngang trên dây phơi hoặc cạnh đáy của móc quần áo. Vì sợi len có đặc tính thấm hút cao, khi giặt chúng sẽ hút một lượng nước lớn nên rất nặng, nếu phơi theo kiểu thông thường sẽ kéo giãn sợi len, làm áo biến dạng.
Đồ lót hoặc quần áo sơ sinh không nên phơi mặc trong ra ngoài, phơi riêng với những loại quần áo khác nhằm tránh vi khuẩn độc hại bám vào ảnh hưởng đến sức khỏe, dị ứng da.
Tuyệt đối không nên phơi quần áo qua đêm nhằm tránh sương, mưa, gió gây mục, hư hỏng quần áo.
|
|