Ngoài công dụng trị bệnh, trị đau nhức, cảm lạnh, giúp giảm ho, nhức đầu, sổ mũi… dầu gió còn có thể giúp khử mùi hôi và đuổi côn trùng vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, kết hợp dầu gió với một số nguyên liệu như giấm trắng, tỏi,... còn giúp bạn xử lý nhiều vấn đề trong nhà khác như làm sạch đồ dùng, khử mùi,...
Chính vì có nhiều công dụng và hữu ích như vậy mà mỗi gia đình nên đặt 1 lọ gối đầu giường, phòng khi cần là có ngay.
Lợi ích của việc để dầu gió ở đầu giường
Hỗ trợ ngủ sâu hơn, thư giãn cơ thể, chống mất ngủ
Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, mọi người có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Cách này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Ai hay bị mất ngủ thì nên làm sẽ thấy hiệu quả.
Để nâng cao tác dụng thì sau khi bôi dầu gió vào lòng bàn chân, chúng ta nên nên mát xa, xoa bóp lòng bàn chân, cách này sẽ làm cho cơ thể bàn được bổ sung khí, giúp tạo cảm giác buồn ngủ, chất lượng giấc ngủ sẽ được tăng lên.
Đuổi muỗi, đuổi côn trùng
Dầu gió có thành phần chính là các loại tinh dầu chiết xuất từ khuynh diệp, bạc hà. Mùi hương của những loại thảo dược thiên nhiên này khiến côn trùng, đặc biệt là muỗi sợ hãi, không dám đến gần.
Chỉ cần phun hỗn hợp dầu gió và giấm trắng đã pha tại những vị trí ẩm thấp, tối tăm như góc tường, gậm giường,... vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn tránh được muỗi đốt.
Ngoài ra, dầu gió còn úp làm dịu vết muỗi đốt trên cơ thể. Bạn có thể cách phòng muỗi đốt bằng dầu gió khi tắm bằng các thêm một vài giọt dầu gió với nước ấm nhiệt độ khoảng 36-37 độ C rồi tắm, không chỉ có mùi dễ chịu mà còn có tác dụng đuổi muỗi tốt.
Giúp giảm đau họng, thông mũi, giảm ho
Khi bị đau họng, khàn giọng, ngứa họng hay nghẹt mùi, bạn có thể sử dụng dầu gió để giảm cảm giác khó chịu.
Khi đau, ngứa họng, bạn hãy bôi một chút dầu gió vào cổ và dùng tay xoa cho nóng lên. Làm như vậy sẽ giúp cổ họng dịu lại, bớt ho.
Ngử mùi dầu gió cũng giúp mũi thông thoáng, giảm nghẹt.
Dùng dầu gió đúng cách thế nào?
Dầu gió có nhiều công dụng nhưng phải chú ý sử dụng đúng cách mới có hiệu quả tốt. Khi dùng bạn cần lưu ý các điều sau:
- Chỉ dùng dầu gió ở ngoài da, không uống, ko thoa lên vết thương hở, dùng lượng vừa đủ.
- Với trẻ lớn trên 2 tuổi, phải có sự theo dõi của người lớn mới được dùng. Dùng với lượng vừa đủ thoi tránh gây bỏng rát cho trẻ.
- Nếu đau bụng do lạnh, khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn; nếu nhức đầu bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ. Người hay bị dị ứng, người có bệnh mạn tính muốn dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
- Không dùng nhiều hơn 3-4 lần trong ngày. Tuyệt đối không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
Ai không nên dùng dầu gió?
Không dùng dầu gió cho trẻ < 24 tháng tuổi. Hoặc dùng cho các đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Lưu ý, tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ. Vì có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ.
Với các đối tượng bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao cũng không nên dùng.
Các trường hợp bị suy nhược, vừa ốm dậy hoặc bị táo bón, tăng huyết áp cần đưa bệnh nhân gặp bác sĩ để thăm khám ngay thay vì cho dùng dầu gió.
|
|