Người cao tuổi theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
Theo dự đoán đến năm 2025, số lượng người cao tuổi trên thế giới sẽ đạt xấp xỉ 2 tỷ người. Có sự gia tăng đáng kể như vậy là do khoa học phát triển, y học tiến bộ, đời sống của con người được cải thiện về chất lượng... nên tuổi thọ cũng tăng theo.
Tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam ước tính vào những năm gần đây đạt trên 10%.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm. Người cao tuổi vẫn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như những lứa tuổi khác.
Sau đây là thống kê 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi theo thứ tự từ cao đến thấp.
1. Đột quỵ
Đột quỵ hay c̣n gọi là tai biến mạch màu năo, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.
Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi năo giảm sút nên dễ bị nhồi máu năo, thiếu máu năo.
Ở người già, thành mạch suy yếu, dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp (nếu mắc trước đó) nên dễ xảy ra xuất huyết mạch máu năo.
Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.
Để pḥng bệnh đột quỵ, chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lư, chế độ ăn ít mỡ; nên tập thể dục nhẹ vào buổi sáng, tập dưỡng sinh, nếu cần thiết th́ uống thuốc dưỡng năo, thuốc điều trị tăng huyết áp,…
Tỷ lệ mắc đột quỵ ở người cao tuổi là 21,9%.
2. Viêm phổi
Cơ quan hô hấp suy giảm đáng kể khi về già: phổi kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào các mùa dịch, trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô.
Tác nhân gây bệnh là virus (thông thường là virus cúm), tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đôi khi là năo mô cầu, adenovirus, lao,…
Viêm phổi ở người già điều trị tốn kém và dai dẳng hơn người trẻ.
Viêm phổi ở người già cũng dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm tuổi thọ.
V́ vậy, để pḥng bệnh viêm phổi hiệu quả người già nên hạn chế đến những nơi đông người, khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, người già nên giữ ấm cơ thể, tránh ra gió, tránh hít thở không khí lạnh khô.
Tỷ lệ mắc viêm phổi ở người cao tuổi là 7,8%.
3. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp dược xác định khi có huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.
Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể bị từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp ḷng mạch gây tăng huyết áp.
Người già thường gặp tăng huyết áp tâm trương hơn là tâm thu.
Bệnh tăng huyết áp ở người già không nên xem thường v́ nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu năo, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là 7,7 %.
4. Đái tháo đường
Đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi đường máu bất kỳ đạt nồng độ trên 200 mg% và/hoặc đường máu lúc đói trên 126 mg%. Đái tháo đường có 2 tuưp là I và II.
Ở người cao tuổi thường gặp đái tháo đường tuưp II.
Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi.
Gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá tŕnh sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lăo hóa nên giảm tiết Insulin,… Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ mắc đái tháo đường tuưp II ở người cao tuổi là 5,3%.
5. Bệnh phổi tắc nghẽn măn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn măn tính được viết tắc là COPD, là sự kết hợp của khí phế thủng và viêm phế quản măn tính.
Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng khó thở diễn ra thành cơn giống bệnh hen phế quản, nhưng ít đáp ứng hoặc không đáp ứng với các thuốc dăn phế quản thông thường.
Bệnh thường xảy ra trên cơ địa những người hút thuốc lâu năm, hoặc bị những bệnh về hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh hay gặp ở những người trung niên hoặc người cao tuổi.
Người cao tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn măn tính dễ dẫn đến suy hô hấp, cơ thể suy kiệt, thường xuyên nhập viện, chất lượng cuộc sống giảm, tuổi thọ giảm.
Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn măn tính ở người cao tuổi là 4,1 % .
6. Suy tim
Suy tim là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng quả tim, dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc đưa máu đi nuôi cơ thể.
Suy tim có nhiều loại, bao gồm suy tim trái/ suy tim phải, suy tim tâm thu/ suy tim tâm trương, suy tim cấp/ suy tim măn,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim ở người già như: bệnh cơ tim, bệnh van tim, thấp tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành,…
Thời gian sống c̣n của người cao tuổi bị suy tim trung b́nh từ 4,3 năm đến 7,1 năm.
Tỷ lệ suy tim ở người cao tuổi là 2,4 %.
7. Bệnh Parkinson
Đây là bệnh thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Bệnh do thoái hóa một số tổ chức ở năo gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, mùa giật, trầm cảm,…
Đây là bệnh đặc trưng của người cao tuổi, hiện chưa t́m được nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của bệnh.
Bệnh diễn tiến một cách từ từ theo chiều hướng ngày càng nặng dần. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động nghiêm trọng, không nói được, không cử động được mà chỉ nằm một chỗ. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp làm chậm quá tŕnh tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian hoạt động b́nh thường cho người bệnh.
Tỷ lệ bệnh Parkinson ở người cao tuổi là 2,1 %.
8. Hội chứng tiền đ́nh
Hội chứng tiền đ́nh bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhăn cầu, ù tai,…
Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đ́nh do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đ́nh – ốc tai, thiếu máu đến năo, hậu quả của các bệnh lư về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm,…) từ giai đoạn trước,…
Người mắc hội chứng tiền đ́nh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đ́nh trung ương), chấn thương do té ngă,…
Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đ́nh ở người cao tuổi là 2,0 %.
9. Loăng xương
Loăng xương là sự giảm khối lượng xương và giảm chất lượng xương, Đặc điểm loăng xương ở người già là: tăng quá tŕnh hủy xương và giảm quá tŕnh tạo xương, dẫn đến tăng nguy cơ găy xương.
Để pḥng ngừa bệnh loăng xương, hạn chế hậu quả găy xương, người già cần bổ sung canxi vào chế độ ăn từ các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, ṣ huyết, cua, ốc,… hoặc thuốc uống cung cấp canxi (viên canxi sủi, canxi – D,…).
Tỷ lệ bệnh loăng xương ở người cao tuổi là 1,9 %.
10. Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là t́nh trạng viêm cấp tính ở phế quản, do tác nhân virus, vi khuẩn hoặc kư sinh trùng.
Ở người già, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ quan hô hấp giảm hoạt động kháng khuẩn nên dễ bị các bệnh lư về hô hấp. Thường gặp nhất là viêm phế quản cấp.
Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, khó thở, khạc đàm màu trắng đục, vàng, nâu tùy từng bệnh cảnh khác nhau.
Điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm phế quản măn tính, suy yếu cơ quan hô hấp.
Tỷ lệ bệnh viêm phế quản cấp ở người cao tuổi là 1,7%.
VietBF@sưu tập
|
|