Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già.
Bệnh Alzheimer ở người già là ǵ?
Theo thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 35 triệu bệnh nhân Alzheimer. Bệnh Alzheimer trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng xă hội đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơ ron thần kinh, synap trong vỏ năo và một số vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.
Bệnh Alzheimer tiến triển theo từng giai đoạn với các triệu chứng khác nhau.
1. Giai đoạn trước khi mất trí
- Thường xuyên cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây và gần như không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới.
- Giảm sự tập chung, chú ư, thờ ơ với mọi việc.
- Giảm các khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng.
- Suy giảm nhận thức nhẹ.
2. Giai đoạn nhẹ
- Sự suy giảm ngày càng tăng về trí nhớ và khả năng học hỏi.
- Ở một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ bao gồm các biểu hiện như giảm vốn từ, giảm sự lưu loát dẫn đến giảm khả năng nói và viết.
- Quên một số việc đă xảy ra trong quá khứ, quên cách sử dụng một vật dụng nào đó.
- Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó phối hợp vận động nhưng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua.
3. Giai đoạn khá nặng
- Người bệnh mất dần khả năng thực hiện các hoạt động vận động sinh hoạt hàng ngày.
- Khó khăn về mặt ngôn ngữ rơ hơn: người bệnh không nhớ được từ vựng, dùng sai từ để diễn tả, luôn phải cố t́m từ ngữ để diễn tả những điều muốn nói, khả năng đọc viết dần mất đi.
- Giảm khả năng phối hợp vận động có thể nhận thấy rơ, nhất là những động tác phức tạp, v́ vậy người bệnh dễ bị ngă.
- Giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn, ở giai đoạn này người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
- Thay đổi hành vi: Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí trở nên hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân.
- Hội chứng thay đổi tính khí lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
- Một số người bệnh có triệu chứng ảo giác.
4. Giai đoạn nặng
- Mất khả năng sinh hoạt hàng ngày, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
- Khả năng ngôn ngữ giảm chỉ c̣n nói được những cụm từ đơn giản, thậm chí là những từ đơn, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ.
- Thờ ơ và cảm thấy kiệt sức.
- Thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống.
- Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: nhiễm trùng vết loét do t́ đè, viêm phổi, dinh dưỡng...
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này?
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định một cách rơ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học có đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Đó là do sự tích tụ của một loại protein ở trong năo dẫn đến chết dần các tế bào năo; quá tŕnh lăo hóa gây ra sự phá hủy các myellin làm giảm quá tŕnh dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh; do rối loạn quá tŕnh sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
Theo dữ liệu do Tổ chức Y tế thế giới công bố, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở những người 65 tuổi là 4 – 7%, trong khi những người trên 85 tuổi sẽ tăng lên 20 – 30%.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế và Khoa học Xă hội Nhân văn Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đă theo dơi 525 người coa tuổi trên 65 tuổi trong thời gian 6 năm. Đồng thời tiến hành khảo sát tiếp về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của các đối tượng.
Phân tích t́m thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc bỏ bữa sáng và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 4 lần so với những người ăn sáng thường xuyên.
Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng, bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến năo không được đáp ứng năng lượng, gây lăo hóa sớm và suy giảm chức năng.
Ngoài việc bỏ bữa sáng, các nhà nghiên cứu cũng điều tra các thói quen ăn uống khác có thể liên quan đến bệnh Alzheimer:
- Thường xuyên ăn quà vặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2,7 lần. Do trong đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo cao, dễ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và tăng tích tụ β-amyloid trong năo.
- Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2,5 lần. V́ ăn quá nhiều muối dễ gây tổn thương mạch máu trong năo. Từ đó làm tăng huyết áp lên năo và khiến teo vỏ năo.
C̣n nghiên cứu ở Úc lại cho rằng bệnh Alzheimer liên quan trực tiếp đến thiếu vitamin D. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Nam Úc đă được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ. Người ta thấy rằng việc tăng lượng vitamin D trong phạm vi b́nh thường có thể ngăn ngừa 17% trường hợp mắc bệnh Alzheimer. Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng, vitamin D là tiền chất của hormone, có nhiều tác dụng đối với cơ thể, bao gồm cả sức khỏe năo bộ.
Thói quen sinh hoạt giúp bạn tránh xa bệnh Alzheimer
- Ăn nhiều cá: Cá rất giàu béo omega-3, rất tốt cho sức khỏe năo bộ. Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng dạng DHA của omega-3 rất hữu ích trong việc giảm sự xuất hiện và tiến triển của bệnh Alzheimer. Bạn có thể ăn nhiều cá hồi, cá ṃi...
- Thường xuyên chơi Sudoku: Sudoku là một hoạt động kiểm tra khả năng của năo bộ, việc rèn luyện trí năo thường xuyên có thể giúp tăng cường chức năng của nó và giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
- Duy tŕ cân nặng khỏe mạnh: Trọng lượng cơ thể càng cao th́ nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng cao nên việc duy tŕ cân nặng hợp lư, tích cực kiểm soát cân nặng thông qua tập luyện và chế độ ăn uống trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng quan trọng.
- Tiếp tục thiền định: Thiền có thể giúp tăng lưu lượng máu trong năo, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng, cải thiện chức năng nhận thức...
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngon giúp năo bộ có đủ thời gian nghỉ ngơi, điều này rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe của năo bộ, lưu ư mỗi đêm nên duy tŕ thời gian ngủ ít nhất 7 tiếng, không thức khuya.
- Giao lưu nhiều hơn: Nhiều người khi lớn tuổi sẽ càng thu ḿnh lại nhưng cách làm này không được khuyến khích. Tích cực tham gia các hoạt động xă hội không chỉ giúp tinh thần thư thái mà c̣n rèn luyện trí năo và cơ thể, rất tốt cho việc pḥng ngừa bệnh Alzheimer.
Mọi người nên tích cực thực hiện các biện pháp can thiệp để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Đồng thời hăy suy nghĩ lạc quan về bệnh này, luôn chú ư đến trạng thái thể chất, phát hiện sớm và điều trị sớm các bất thường.