Bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9, giới khoa học đă giải mă thành công cách giết người bí ẩn của loại nấm mũ tử thần.
(Ảnh: Shutterstock)
Nấm mũ tử thần (Amanita phalloides) đă được mệnh danh là
"kẻ giết các vị vua" trong nhiều thế kỷ, và là nguyên nhân của 90% số ca tử vong do ngộ độc nấm ở ngày nay. Dù vậy, cơ chế hoạt động của độc tố trong nấm vẫn là c̣n là điều bí ẩn. Bây giờ, bằng
kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9, giới khoa học đă t́m ra cơ chế hoạt động và thuốc giải cho loại nấm chết người này.
Cao khoảng 15 cm, với phần
"mũ" có màu nâu vàng hoặc xanh vàng, loại nấm mũ tử thần trông không có vẻ ǵ là nguy hiểm. Thậm chí, nó có hương vị khá ngon, theo lời kể của những người vô t́nh đă ăn phải và sống sót được. Nhưng sau khi ăn, chất độc sẽ gây ra nôn mửa, co giật, tổn thương gan nghiêm trọng và tử vong.
Kẻ đă giết các vị vua
Hoàng đế La Mă Claudius được cho là đă chết v́ đă ăn loại nấm này vào năm 54 sau Công nguyên, và Hoàng đế La Mă Charles VI cũng chịu số phận tương tự vào năm 1740. Ngày nay, mỗi năm có hàng trăm người đă chết v́ ăn phải nấm độc, và nấm mũ tử thần là nguyên nhân của 90% số ca tử vong.
"Độc tố α-amanitin trong nấm mũ tử thần là một trong những hợp chất nguy hiểm nhất trong tự nhiên", Helge Bode, nhà hóa học tại Viện Vi sinh vật trên cạn Max Planck (Đức), cho biết.
Cho đến gần đây, các chuyên gia nghiên cứu mới t́m ra con đường sinh hóa ở người mà
α-amanitin sử dụng để xâm nhập vào tế bào người. Và thuốc giải độc, một chất hóa học có tên
indocyanine green, sẽ làm gián đoạn con đường này, theo cuộc nghiên cứu đăng trên
Nature Communications ngày 16/5/2023.
Trông có vẻ vô hại, nhưng độc tính trong loại nắm này thật nguy hiểm (Ảnh: NickUpton/NaturePL)
Đây là sự phát hiện của Qiaoping Wang và Guohui Wan, 2 chuyên gia nghiên cứu thuốc tại Đại học quốc lập Trung Sơn (TQ). Đầu tiên, họ sử dụng
kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 để tạo ra một nhóm tế bào người, mỗi tế bào có một đột biến ở một gene khác nhau. Sau đó, họ kiểm tra những đột biến nào đă giúp cho các tế bào này sống sót khi tiếp xúc với
α-amanitin.
Thuốc giải đến từ công ty Kodak
Quy tŕnh sàng lọc này tiết lộ rằng các tế bào thiếu
enzyme STT3B có thể tồn tại khi tiếp xúc với
α-amanitin.
STT3B là một phần của con đường sinh hóa bổ sung các phân tử đường vào protein. Làm gián đoạn con đường này bằng cách nào đó đă ngăn chặn
α-amanitin xâm nhập vào tế bào, ngăn hoàn toàn khả năng tàn phá của độc tố.
Tiếp theo, họ sàng lọc khoảng 3.200 hợp chất hóa học, t́m kiếm một hợp chất có thể ngăn chặn hoạt động của
STT3B. Trong số các hợp chất này, họ phát hiện ra
indocyanine green, một loại thuốc nhuộm được phát minh từ công ty nhiếp ảnh Kodak vào những năm 1950. Chất này được sử dụng trong chụp ảnh y tế, chẳng hạn như để chụp các mạch máu trong mắt và lưu lượng máu trong gan. Chỉ có khoảng 50% số con chuột được điều trị bằng
indocyanine green đă chết do ngộ độc
α-amanitin, so với 90% số chuột không được điều trị.
Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Cơ quan Dược phẩm châu Âu đều đă phê duyệt
indocyanine green để sử dụng trong chụp ảnh y tế. Hóa chất này được biết là an toàn ở một liều lượng nhất định, v́ vậy Wang và Wan hi vọng rằng, họ có thể sớm bắt đầu việc thử nghiệm trên người.
Tuy nhiên, ngay cả khi có thuốc điều trị, việc giải độc nấm mũ tử thần trong thực tế vẫn sẽ khó khăn. Các chuyên gia nghiên cứu đă điều trị cho loài chuột bằng
indocyanine green bắt đầu từ 4 giờ sau khi tiếp xúc với
α-amanitin, nhưng hầu hết những người ăn phải nấm mũ tử thần đă đến bệnh viện trong ṿng 24-48 giờ sau khi ăn, khi đó đă quá muộn để được cứu sống.