Nhiều người Mỹ nổi giận sau khi người da màu Neely bị cựu lính thủy đánh bộ kẹp cổ chết trên tàu, gọi đây là hành vi phân biệt chủng tộc.
"Người da trắng không coi chúng tôi là con người, họ muốn loại bỏ chúng tôi", Diango Cici, cư dân da màu 53 tuổi ở Manhattan, chia sẻ sau sự việc người đàn ông vô gia cư Jordan Neely, 30 tuổi, bị một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ kẹp cổ tới chết trên chuyến tàu ở New York hôm 1/5.
Sự việc của Neely gợi nhớ lại người đàn ông da màu Eric Garner bị cảnh sát New York kẹp cổ tới chết năm 2014, bất chấp người này liên tục van xin "Tôi không thể thở được". Câu nói này sau đó cũng thành khẩu hiệu quen thuộc trong các cuộc biểu t́nh chống phân biệt chủng tộc ở New York và khắp nước Mỹ.
Trước nguy cơ chết người từ động tác kẹp cổ, thành phố New York đă cấm cảnh sát sử dụng biện pháp này với nghi phạm. Trang web của Bộ Tư pháp Mỹ cũng gọi đây là hành động nguy hiểm, có thể dẫn tới bi kịch.
Theo tài liệu hướng dẫn quân sự Mỹ năm 2020, lính thủy đánh bộ nước này thường được huấn luyện về đ̣n kẹp cổ, có thể khiến đối phương bất tỉnh chỉ trong ṿng 8 giây. Trong sự việc hôm 1/5, cựu binh này đă kẹp cổ Neely ít nhất ba phút.
Cảnh sát sau đó đă thẩm vấn cựu lính thủy đánh bộ Mỹ 24 tuổi, nhưng không quyết định bắt cũng như công bố danh tính người này. Tuy nhiên, văn pḥng công tố Manhattan hôm 3/5 cho biết sẽ xem xét các báo cáo khám nghiệm tử thi, đánh giá các video tại hiện trường, thu thập thêm lời kể nhân chứng về sự việc.
Thống đốc bang New York Kathy Hochul mô tả sự việc của người đàn ông da màu Neely là "khủng khiếp", tuyên bố gia đ́nh của anh này xứng đáng nhận được công lư.
"Không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác. Trong hoàn cảnh này, tôi luôn kiên định với cam kết giúp đỡ những người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần", Thống đốc Hochul nói.
Neely có tiền sử bệnh tâm thần và trước khi bị cựu lính thủy đánh bộ Mỹ kẹp cổ, anh đă có những hành vi bất thường trên tàu như la hét lớn, than văn không có đồ ăn thức uống và nói bản thân sẵn sàng vào tù hoặc thậm chí là chết.
Neely được cho là gặp vấn đề tâm lư sau khi mẹ qua đời vào năm 2007. Trong nhiều năm qua, cảnh sát New York nhận hàng chục cuộc gọi phản ánh về các hành vi quá khích của Neely.
Tuy nhiên, Thống đốc Hochul cho rằng Neely không có ư làm hại mọi người và cách phản ứng của cựu lính thủy đánh bộ với người đàn ông da màu này "rất cực đoan".
Hàng chục người New York tối 4/5 tập trung tại Trung tâm Barclay biểu t́nh đ̣i công lư cho Neely. Trước đó, hàng chục người kéo tới ga tàu nơi Neely bị kẹp cổ chết, yêu cầu cảnh sát bắt cựu lính thủy đánh bộ.
"Tôi không thể tin rằng điều này lại xảy ra trên tàu điện ngầm ở thành phố nơi tôi lớn lên", Kyle Ishmael, cư dân 38 tuổi ở khu Harlem, New York, nói, thêm rằng sự việc của Neely khiến anh ghê sợ.
|