Nội các Italy mới đây đă thông qua dự luật phạt những kẻ phá hoại, làm hư hại các di tích hoặc các địa điểm văn hóa khác một khoản tiền lên tới 60.000 euro (hơn 1,5 tỷ đồng).
Đạo luật, do Bộ trưởng Văn hóa Italy Gennaro Sangiuliano khởi xướng, đă được thông qua sau một loạt hành vi phá hoại của các nhà hoạt động môi trường trên khắp quốc gia châu Âu. Đầu tháng này, các nhà hoạt động phản đối nhiên liệu hóa thạch đă nhuộm đen nước ở đài phun nước Barracia mang tính biểu tượng của Rome ở chân Bậc thang Tây Ban Nha.
Đạo luật do Bộ trưởng Văn hóa Italy Gennaro Sangiuliano khởi xướng
“Các cuộc tấn công vào các di tích và địa điểm nghệ thuật gây thiệt hại kinh tế cho tất cả mọi người. Để làm sạch những nơi này, cần có sự can thiệp của những nhân viên chuyên môn cao và sử dụng máy móc rất tốn kém", ông Sangiuliano cho biết trong một tuyên bố.
“Bất cứ ai thực hiện những hành vi này cũng phải chịu trách nhiệm về mặt kinh tế”, ông nói thêm.
Các nhà hoạt động phản đối nhiên liệu hóa thạch đă nhuộm đen nước ở đài phun nước Barracia
Các khoản tiền phạt sẽ dao động từ 10.000 đến 60.000 euro (khoảng 260 triệu tới hơn 1,5 tỷ đồng) để sử dụng làm kinh phí sửa chữa và dọn dẹp. Người phạm lỗi cũng có thể phải đối mặt với cáo buộc h́nh sự.
Theo ông Sangiuliano, sự phá hoại của các nhà hoạt động môi trường đối với mặt tiền của Palazzo Madama, một cung điện được xây từ thế kỷ 15, trụ sở của Thượng viện Italy, đă khiến chính phủ phải trả 40.000 euro (hơn 1 tỷ đồng) để sửa chữa.
Năm ngoái, một du khách Mỹ đă gây ra thiệt hại trị giá 25.000 euro (gần 650 triệu đồng) cho Bậc thang Tây Ban Nha ở Rome sau khi ném một chiếc xe đạp điện xuống những bậc thang có từ thế kỷ 18. Sự việc trên xảy ra chỉ vài tuần sau khi một du khách Ả Rập lái chiếc Maserati lao xuống 138 bậc thang, gây ra thiệt hại ước tính trị giá 50.000 euro (gần 1,3 tỷ đồng).
Dự luật đă trở thành luật sau khi được Nội các thông qua nhưng sẽ hết hiệu lực nếu không được Quốc hội Italy thông qua trong ṿng 60 ngày. Tuy nhiên, chính phủ của thủ tướng Italy Giorgia Meloni chiếm đa số và dự kiến sẽ thông qua luật này.
Italy cùng với một loạt các quốc gia và thành phố châu Âu khác đă và đang áp dụng các biện pháp tương tự để ngăn chặn những khách du lịch có hành vi quá khích. Thủ đô Amsterdam của Hà Lan cũng vừa đưa ra một số quy định mới trong năm nay như một phần của chiến dịch "Stay Away" ("Tránh Xa"), bao gồm việc đóng cửa sớm các quán bar và nhà hàng cũng như lệnh cấm cần sa ở khu đèn đỏ nổi tiếng.