Các nhà khoa học phát triển loại vaccine giảm hơn 40% nguy cơ tử vong hoặc tái phát ung thư da, được coi là bước đột phá trong điều trị bệnh này.
Thử nghiệm được tŕnh bày tại cuộc họp của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư ở Florida, ngày 16/4. Đây là loại vaccine ung thư được cá nhân hóa dựa trên công nghệ mRNA, giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, từ đó kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, tiến sĩ Jeffrey Weber, Trung tâm Ung thư NYU Langone Perlmutter, cho biết.
Vaccine mới có thể đào tạo hệ miễn dịch nhận biết và tấn công các đột biến cụ thể trong tế bào ung thư. Kết quả này khả quan hơn khi so sánh với Keytruda, một trong những thuốc miễn dịch phổ biến nhất để điều trị căn bệnh hiện nay. Theo tiến sĩ Ryan Sullivan, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Ung thư Massachusett, từ quan điểm điều trị nói chung, đây là bước đột phá lớn và tiềm năng.
Antoni Ribas, giáo sư y khoa tại Đại học California, cũng cho biết đây là lần đầu tiên một loại vaccine ung thư đạt đến mức hiệu quả này, giảm tới 44% nguy cơ tái phát.
Thử nghiệm do hăng dược Moderna và Meck thực hiện, thực hiện trên 107 t́nh nguyện viên tuổi trung niên có nguy cơ cao tái phát ung thư da, chia thành hai nhóm. Nhóm một chỉ sử dụng liệu pháp hóa trị tiêu chuẩn Keytruda. Nhóm thứ hai tiêm cả vaccine thử nghiệm (có tên mRNA-4157/V940) và Keytruda.
Sau hai năm, kết quả cho thấy khối u tái phát ở 40% t́nh nguyện viên nhóm đầu. Với nhóm thứ hai, khối u chỉ quay trở lại ở 22% t́nh nguyện viên. Các chuyên gia cho biết người có khối u đột biến đáp ứng với thuốc ở mức tương đương các bệnh nhân thông thường. Tác dụng phụ nghiêm trọng của hai nhóm này giống nhau, chủ yếu là mệt mỏi.
Meck cho biết công ty đă đàm phán với các cơ quan quản lư của Mỹ về việc thiết kế thử nghiệm giai đoạn cuối đối với thuốc. Đây là bước cần thiết nếu muốn phê duyệt phác đồ trên. Eliav Barr, giám đốc Bộ phận Phát triển Lâm sàng Toàn cầu của Meck, cho biết thử nghiệm lớn hơn có thể mất khoảng 3 đến 4 năm mới cho kết quả.
Trước đây, các nhà khoa học đă thử nghiệm những loại vaccine ung thư tương tự, nhắm vào đột biến khối u đơn lẻ, c̣n gọi là kháng nguyên mới. Công nghệ mRNA mới của Moderna chứa tới 34 tân kháng nguyên, được tiến sĩ Barr coi là "đáng kinh ngạc".
Hiện các nhà khoa học không thể dự đoán đột biến đơn lẻ nào là quan trọng trong việc tạo ra phản ứng chống khối u. Với công nghệ mRNA kết hợp liệu pháp Keytruda sẵn có, giới khoa học có thể tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn ở người bị ung thư, tiến Barr nhận định.
|