Theo như tập hợp 7 quốc gia công nghiệp phát triển nhất - Anh, Pháp, Đức, Ư, Mỹ, Canada và Nhật Bản có các Ngoại trưởng khối G7 bắt đầu họp tại Karuizawa, nhưng các diễn biến gần đây đă thu hút mối quan tâm đến Trung Quốc nói riêng và khu vực châu Á nói chung.

Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi (trái) rời ga Tokyo lên đường đến Karuizawa dự hội nghị các ngoại trưởng G7. Ảnh ngày 16/04/2023. AP - Andrew Harnik
Ngoại trưởng khối G7 bắt đầu họp tại Karuizawa ở miền trung Nhật Bản từ ngày 16 đến 18/04/2023. Chiến tranh Ukraina và nhất là áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên Đài Loan là hai hồ sơ chính hội nghị lần này.
Hăng tin Pháp AFP nhận định những thách thức về ngoại giao và an ninh đối với nhóm G7, tập hợp 7 quốc gia công nghiệp phát triển nhất - Anh, Pháp, Đức, Ư, Mỹ, Canada và Nhật Bản – không thiếu, nhưng các diễn biến gần đây đă thu hút mối quan tâm đến Trung Quốc nói riêng và khu vực châu Á nói chung.
Cuộc họp mở ra vài ngày sau khi Trung Quốc kết thúc các cuộc tập trận quân sự lớn xung quanh Đài Loan.
Cho đến nay, nhóm G7 đă thường xuyên cảnh báo Trung Quốc về mưu toan chiếm Đài Loan. Từng thành viên một trong khối đă lên tiếng báo động trong những ngày gần đây.
Phát biểu ngay tại Bắc Kinh hôm 14/04, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đă cho rằng : “Leo thang quân sự ở eo biển Đài Loan... sẽ là một viễn cảnh kinh hoàng đối với toàn thế giới”. Liên Hiệp Châu Âu với 3 thành viên tham gia nhóm G7, lănh đạo ngành ngoại giao châu Âu, ông Josep Borrell vào hôm nay cũng xác định : “Bất cứ điều xẩy ra ở eo biển Đài Loan cũng đều rất có ư nghĩa với châu Âu”.
Nhật Bản, thành viên châu Á duy nhất của G7 cũng rất lo ngại trước đà vươn lên của láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là nguy cơ Bắc Kinh dùng vũ lực tấn công Đài Loan.
Hội nghị mở ra từ hôm nay cũng là dịp để toàn khối G7 xác định lại lập trường sau những b́nh luận gần đây của tổng thống Pháp Macron liên quan đến Đài Loan và Trung Quốc, đặc biệt là tuyên bố của ông cho rằng châu Âu nên tránh “những cuộc khủng hoảng không phải là của ḿnh”.
Trước một số phản ứng bất b́nh, Paris đă nỗ lực trấn an, khẳng định rằng quan điểm của Pháp không thay đổi và hầu hết các nhà quan sát chờ đợi là nhóm G7 sẽ tái khẳng định lập trường cố hữu, cảnh cáo Trung Quốc không được “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”.
Theo Reuters, đối sách chung chống Trung Quốc sẽ được thảo luận tại hội nghị lần này. Một quan chức ngoại giao Mỹ cấp cao đă xác nhận rằng các ngoại trưởng sẽ thảo luận về một “phương thức tiếp cận chung và có phối hợp” đối với Trung Quốc.
Dĩ nhiên, một chủ đề quan trọng khác là cuộc chiến tranh mà Nga đang tiến hành tại Ukraina, với khối G7 đồng ḷng ủng hộ Kiev.
Tuy nhiên, với tư cách là nước chủ nhà năm nay, Nhật Bản rất muốn đảm bảo các thách thức khu vực là ưu tiên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự. Đối với Tokyo, cuộc xâm lược Ukraina của Nga chỉ làm tăng nhu cầu cảnh giác ở châu Á. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đă nhiều lần lưu ư: “Ukraina ngày nay có thể là Đông Á ngày mai” .
Trước khi hội nghị ngoại trưởng G7 mở ra, một quan chức chính phủ Nhật Bản xác định: “Lập trường cơ bản của Nhật Bản... đối với Ukraina là an ninh của châu Âu và của vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương không thể được thảo luận riêng rẽ”