Theo như mới đây, Hà Nội đă gửi tặng “món quà” cho Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 14 đến 16 tháng Tư năm 2023 về việc chính quyền CSVN để cho cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên cùng gia đ́nh lên đường đến Mỹ tỵ nạn .
Phạm Thanh Nghiên tại phi trường Tân Sơn Nhất, chuẩn bị rời “nhà tù lớn”, bắt đầu những ngày dựng lại nhà trên vùng đất mới. (Ảnh: Tác giả gửi)
Gia đ́nh nhỏ của cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên đặt chân đến Houston, Texas vào ngày 14 tháng Tư năm 2023, bắt đầu một hành tŕnh mới dựng lại ngôi nhà cho ḿnh, ở một vùng đất mới, sau nhiều năm tháng phải chịu đựng sự đàn áp im lặng. Việc chính quyền CSVN để cho Phạm Thanh Nghiên cùng gia đ́nh lên đường tỵ nạn có thể được coi như là một “món quà” của Hà Nội gửi tặng cho Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 14 đến 16 tháng Tư năm 2023.
Từ khi ra tù, cuộc sống của vợ chồng Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên chưa bao giờ yên ổn. Năm 2019, sau khi ngôi nhà nhỏ ở Vườn rau Lộc Hưng bị cào nát, vợ chồng TNLT Tú–Nghiên cùng đứa con nhỏ chỉ mới 13 tháng tuổi của họ lại lang thang t́m chỗ an trú lần… thứ năm. Mỗi nơi họ đến đều phải chịu đựng sự theo dơi, sách nhiễu vô cớ của giới an ninh. Vào lúc đó, một nhân viên của Toà Tổng Lănh sự quán Hoa Kỳ tại Sài G̣n đă t́m gặp, và hỏi, “Bà có muốn đi tỵ nạn chính trị tại Mỹ không?”.
Nếu đồng ư vào lúc đó, Phạm Thanh Nghiên cùng con gái đă đến Mỹ từ rất lâu. Nhưng Nghiên từ chối. Bà nói rằng nếu được, xin hăy đợi đến lúc ông Tú có được đủ giấy tờ th́ cả gia đ́nh cùng đi.
Vợ chồng TNLT Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên những ngày cuối ở Việt Nam (Ảnh: tác giả gửi)
Huỳnh Anh Tú tham gia phong trào phục quốc sau năm 1975, bị kêu án 14 năm tù. Ông được trả tự do năm 2013 nhưng lại không được cấp bất cứ giấy tờ tùy thân nào, dù với cái gọi là “chứng minh nhân dân”. Con đường đi “xin” từ giấy tờ tùy thân cho đến hộ chiếu để xuất cảnh kéo dài suốt thời gian đó với không biết bao nhiêu là điều khó khăn kỳ lạ. Có lúc, Phạm Thanh Nghiên nói với viên công an làm giấy tờ hộ chiếu rằng: “Tôi muốn hỏi rơ là các anh có làm không? Nếu không th́ cứ nói thẳng để tôi dừng, v́ khát vọng đi nước ngoài của chúng tôi cũng không nhiều”.
‘V́ ai gia đ́nh chúng tôi phải ra đi?’
Đầu năm nay, cùng với các biến chuyển theo chiều tích cực của ngoại giao Mỹ–Việt, chuyện đi tỵ nạn của gia đ́nh Phạm Thanh Nghiên có vẻ được xúc tiến tốt hơn. Tháng Hai 2023, một nhóm công an từ Bộ gọi bà Nghiên lên làm việc. Đó là cuộc trao đổi thăm ḍ để xem có nên để Phạm Thanh Nghiên ra đi hay không.
Trích từ băng ghi âm của Phạm Thanh Nghiên, nghe như phía công an có vẻ cố tạo sự hoà hoăn:
– Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ quyết định ra đi của chị.
– Nếu tôi là các anh th́ tôi sẽ không nói như vậy. Phạm Thanh Nghiên đáp.
Viên công an có vẻ sững sờ khi nghe câu trả lời trên. Phạm Thanh Nghiên nói tiếp:
– Các anh, với tư cách đại diện cho nhà nước để nói chuyện với tôi là một công dân. Một nhà nước mà khen quyết định phải bỏ tổ quốc để ra đi, đến một đất nước khác tỵ nạn là quyết định đúng đắn và đáng được hoan nghênh, th́ phải đặt câu hỏi đây là nhà nước ǵ, chế độ này là chế độ ǵ.
Nhóm công an tái mặt. Viên công an kia nói tiếp như để làm dịu lại bầu không khí đang trở nên căng thẳng:
– Thế thôi cứ coi như là chị đi v́ con nhỏ của ḿnh vậy…
– Thật ra tất cả những người làm cha làm mẹ đều nghĩ đến con cái của ḿnh. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng v́ con, Nguyễn Xuân Phúc cũng v́ con. Anh cũng v́ con anh. Tôi cũng v́ con tôi. Các anh vẫn thường ra rả luận điệu rằng những người lên tiếng ủng hộ nhân quyền đều nhằm mục đích “kiếm vé đi Mỹ”. Nhưng nếu tôi muốn, tôi đă có cơ hội từ nhiều năm trước, nhất là thời gian tôi ở tù.
Khi tôi vay mượn, gom góp để xây căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng là tôi đă quyết chí ở lại. Các anh nhớ cho, khi nhà tôi bị đập, con gái tôi được 13 tháng tuổi. Nghĩa là tôi đă xác định khi sống, da thịt tôi gắn bó với mảnh đất này. Khi chết, nắm xương tàn của tôi cũng được chôn nơi mảnh đất này. Vậy th́ v́ ai, v́ thế lực nào mà gia đ́nh tôi phải ra nông nỗi này?
Cả đám công an im lặng.
Suốt một thời gian trước khi lên đường, phía viên chức ngoại giao Hoa Kỳ luôn nhắc khéo gia đ́nh Phạm Thanh Nghiên là tuyệt đối kiên nhẫn và im lặng cho chuyến đi v́ mọi thứ đều có thể ập tới những điều khó lường. Sự kiện luật sư Vơ An Đôn bị chặn ở phi trường Tân Sơn Nhất ngay vào lúc xuất cảnh là một bài học đau đớn cho tất cả những người đi tỵ nạn, bởi phía chính quyền CSVN có thể đổi ư vào bất kỳ lúc nào.
“Nếu tôi bị chặn lại ở sân bay, chồng và con tôi có thể tiếp tục đi không?” Phạm Thanh Nghiên hỏi viên chức Toà Tổng Lănh Sự.
“Rất tiếc là không được,” viên chức trả lời.
Trong những ngày tháng cuối cùng Phạm Thanh Nghiên c̣n ở trong nước, Việt Nam liên tục xảy ra nhiều vụ xét xử, bắt bớ vô lư của công an CSVN. Nhưng số người lên tiếng phản đối không nhiều v́ việc đàn áp diễn ra ở khắp nơi.
“Nhiều lúc tôi muốn vứt hết chuyện đi đứng để cùng lên tiếng với xă hội nhưng v́ nghĩ đến chồng, con mà đành nín nhịn. Có lúc giận phát điên,” Phạm Thanh Nghiên kể.
Nếu theo dơi Facebook và blog cá nhân của Phạm Thanh Nghiên, có thể thấy chị luôn là một trong những người thường có phản ứng tức th́ trước các vụ bắt bớ, đàn áp. Nhưng vài tháng trước khi đi, có lúc chị phải đóng trang lại v́ không muốn ḿnh bộc phát lên tiếng.
Biết bao giờ thấy lại quê hương?
Ngày 12 Tháng Tư, Phạm Thanh Nghiên cùng gia đ́nh im lặng đi ra sân bay. Làm thủ tục có nhân viên IOM (International Organization for Migration) đi kèm. Bên ngoài th́ có hai nhân viên của Toà Tổng Lănh sự Mỹ giám sát. Dù đến sân bay trước giờ khởi hành 3 tiếng rưỡi đồng hồ, nhân viên làm thủ tục check in của hăng hàng không Qatar đă nhận được lệnh phải treo trường hợp của gia đ́nh Phạm Thanh Nghiên suốt hơn hai tiếng. Mục đích là để chờ ư kiến cuối cùng của Bộ công an là có xác nhận cho đi tỵ nạn hay không. Lúc đó, nếu v́ bất kỳ lư do ǵ mà Ngoại truởng Mỹ thay đổi hành tŕnh đến Việt Nam, cũng có nghĩa là gia đ́nh Phạm Thanh Nghiên phải quay về.
Khi chỉ c̣n vài chục phút nữa là chuyến bay cất cánh, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất mới nhận được lệnh cho phép ra đi. Khi bắt đầu vào, qua cửa kiểm tra an ninh ra pḥng chờ lên sân bay, tay công an cầm giấy tờ và cười cười hỏi, như không biết ǵ “đi Mỹ v́ lư do ǵ đấy?”
Phạm Thanh Nghiên không trả lời. Tay công an lại nhếch mép hỏi:
– Ai bảo lănh đi Mỹ thế?
– Chính phủ Mỹ – Nghiên đáp, quay mặt đi.
– Chắc phải có công ǵ th́ chính phủ Mỹ mới bảo lănh chứ, tay công an cười khẩy.
Phạm Thanh Nghiên nhịn, không trả lời, cố để cho xong phần của ḿnh, đi vào pḥng chờ. Ngay sau đó ông Huỳnh Anh Tú qua phần kiểm tra, bị tay công an đó giữ lại, cầm hộ chiếu lật qua lật lại, rồi nói “chuyến đi này chúng tôi hỗ trợ các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút ǵ đó uống cafe chứ”.
‘Chuyến đi này chúng tôi “hỗ trợ” các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút ǵ đó uống cafe chứ?’ – Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói với ông Huỳnh Anh Tú.
Ông Tú lưỡng lự, rồi bất đắc dĩ thả tờ 500 ngàn xuống trước mặt tên công an theo sự ra hiệu của hắn. Câu chuyện đó, nhắc nhớ có lần nhà văn Tưởng Năng Tiến từ San Jose, Hoa Kỳ, gửi chút tiền mừng Tết cho bé Tôm, con của hai vợ chồng Nghiên – Tú. Khi ra đến nơi gửi tiền, nhân viên chuyển tiền sau khi đánh số điện thoại của Phạm Thanh Nghiên để nhận tiền, bần thần nói với nhà văn Tưởng Năng Tiến rằng công an Việt Nam có gửi kèm danh sách cấm không được nhận tiền chuyển về trong nước, đặc biệt với “nhân vật phản động này.”
Chuyến bay quá cảnh b́nh yên ở Doha, Qatar. Bé con nhà Phạm Thanh Nghiên thức dậy và làm quen với vài đứa bé Afghanistan cũng đang trên đường tỵ nạn. Những đứa trẻ hồn nhiên đi vào thế giới mới, t́m sự tự do không thể thấy được nơi quê hương ḿnh. Có lẽ nhiều năm nữa, chúng mới hiểu hơn cha mẹ ḿnh đă hy sinh như thế nào cho một cuộc đời mới, mái ấm mới.
“Buồn quá, không biết khi nào mới nh́n thấy lại quê hương”, tin nhắn cuối cùng của Phạm Thanh Nghiên cho một người bạn trong nước.
14 giờ 30 phút ngày 13 Tháng Tư, năm 2023, gia đ́nh Phạm Thanh Nghiên đặt chân xuống Houston, sau ba giờ làm thủ tục vào Mỹ, cho một hành tŕnh dựng lại nhà trên vùng đất mới.