Suốt 16 năm qua, công việc chính của Naoki Iwabuchi là giúp những phụ nữ bị bạo hành gia đ́nh, người bị truy đuổi biến mất không dấu vết.
Mặc bộ vest đen lịch lăm, người đàn ông sống tại thị trấn Chiba, cách Tokyo (Nhật Bản) hơn 50 km, bắt đầu kể về công việc theo đuổi trong 16 năm với tên gọi "yonigeya" (chuyển người trong đêm). Đây là một dịch vụ giúp những người có nhu cầu cắt đứt liên lạc hoàn toàn với gia đ́nh, bạn bè.
"Tôi chán ngấy và mệt mỏi với các mối quan hệ trong gia đ́nh hay công ty. Tôi quyết định lấy một chiếc vali nhỏ và biến mất", Sugimoto, 42 tuổi, một khách hàng của Naoki nói.
Theo Statista, riêng năm 2021 có khoảng 80.000 trường hợp được báo cáo mất tích ở Nhật Bản. Phần lớn các "jouhatsu-sha" (người bốc hơi) thường chọn cách biến mất để thoát khỏi bạo lực gia đ́nh hoặc đơn giản là bất đầu cuộc đời mới, theo bộ phim tài liệu được SCMP phát hành hôm 19/3.
Và công việc của Iwabuchi là một trong nhiều hoạt động giúp mọi người, đặc biệt là phụ nữ, nạn nhân bị đeo bám có thể biến mất và đến nơi an toàn.
Được coi là điều tốt nhưng công việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm. Iwabuchi luôn mang bên ḿnh một chiếc cặp tự vệ màu đen, khi mở ra sẽ thành một tấm khiên với lớp áo giáp bên trong. Anh luôn cầm một thiết bị nhỏ gọn giống dùi cui để bảo vệ bản thân.
"Tôi không thể khẳng định sẽ không gặp rắc rối khi di chuyển vào ban đêm. Thậm chí bản thân luôn dự pḥng cho điều tồi tệ nhất", anh nói.
16 năm trước, Iwabuchi bắt đầu công việc mới khi phát hiện ngày càng nhiều phụ nữ phải đối mặt với t́nh trạng bạo hành gia đ́nh. Điều này đă thôi thúc anh phải can thiệp và giúp họ chạy trốn nếu có nguyện vọng.
Anh cho biết khoảng 90% khách hàng là phụ nữ. Hiện, số người t́m cách "biến mất" nhiều gấp 3 lần so với trước đại dịch.
Báo cáo của tờ The Los Angeles Times vào năm 2003, dịch vụ "yonigeya" mà Iwabuchi cung cấp có giá 2.000-20.000 USD cho một lần thực hiện. Giá trị của đơn giao dịch c̣n phụ thuộc vào mức độ rủi ro, phức tạp của từng trường hợp. Bên cạnh đó, người "vận chuyển" cũng cần dựa vào kinh nghiệm của bản thân và giấy tờ để xác thực lời nói của khách. Bởi trong một số trường hợp buộc phải từ chối giao dịch nếu thấy điểm đáng ngờ, bởi một số khách hàng có thể là tội phạm đang truy nă.
Các cuộc gặp mặt lần đầu thường tại nhà của khách hàng để kiểm tra địa h́nh và ước tính lượng đồ dùng cần phải vận chuyển mà không bị phát hiện. Riêng với trường hợp khách bị giám sát 24/24, các yonigeya phải đóng giả làm nhân viên lau dọn, người bán chiếu tatamin để tránh sự nghi ngờ và dễ dàng đưa người đến nơi an toàn.
Show Hatori, một yonigeya dày dặn kinh nghiệm, đồng thời là tác giả của cuốn sách "The Yonigeya - Nếu muốn chạy trốn hăy để tôi giúp", nói rằng công việc đang làm là lối thoát giúp những người rơi vào bước đường cùng t́m thấy ánh sáng.
Tùy từng yonigeya, họ có thể lập kế hoạch tẩu thoát vào các thời điểm khác nhau. Hiroyuki Ono của công ty yonigeya Agent Express thích những cuộc "biến mất" vào đêm muộn, v́ những người đ̣i nợ không được phép liên hệ với khách hàng sau 8 giờ tối. Trong khi Hatori sẽ thực hiện vào giữa buổi sáng khi hàng xóm ra ngoài mua sắm, nhiều người buôn bán đang giao hàng, thu gom rác xuất hiện trên đường, tạo ra sự phân tâm. Tổng thời gian từ lúc lên kế hoạch cho đến khi "biến mất" khoảng 7-10 ngày.
Nhà xă hội học Hiroki Nakamori, người nghiên cứu về các "jouhatsu" trong hơn một thập kỷ nói rằng quyền riêng tư tại Nhật Bản được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều này khiến những người mất tích có thể tự do rút tiền từ các máy ATM mà không bị phát hiện, các thành viên trong gia đ́nh cũng không thể xem các video quay cảnh người thân bỏ trốn.
"Không khó để biến mất ở Nhật Bản. Bởi cảnh sát cũng không can thiệp trừ phi người mất tích liên quan đến tội phạm hay tai nạn. Do vậy khi có người mất tích, điều duy nhất người thân có thể làm là chi nhiều tiền thuê thám tử tư hoặc chờ đợi trong vô vọng", chuyên gia nói.
|