Thuỵ Điển có 1 quy định với tuổi đời đă gần 1 thế kỷ cho phép giới trẻ từ 15 tuổi trở lên có thể lái xe mà không cần bằng lái - miễn là phương tiện đó đă được thay đổi để có vận tốc tối đa là 30 km/h.
Trong khi thanh thiếu niên ở các quốc gia khác chỉ có thể điều khiển xe moped (loại xe máy được trang bị máy phát hoặc động cơ với dung tích dưới 50cc hoặc công suất dưới 600w) hoặc xe tay ga cho đến khi có bằng lái, th́ thanh niên Thuỵ Điển có thể sử dụng hầu hết mọi phương tiện đă được giới hạn lại tốc độ.
Những chiếc oto và xe tải như thế được gọi là A-traktor, hay người Thuỵ Điển c̣n gọi là EPA, đă trở nên phổ biến đến mức giới chức trách lo ngại về nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ. Ban đầu, quy định này được áp dụng cho các phương tiện nông nghiệp. Thế nhưng, trẻ em thành phố ngày càng sở hữu nhiều phương tiện của riêng ḿnh. Với số lượng A-traktor đăng kư tăng gấp đôi lên 50.000 chiếc chỉ sau 2,5 năm, ở 1 quốc gia chỉ có 10,3 triệu dân, th́ đây là 1 con số khá lớn.
Ở những vùng ngoại ô khá giả của Stockholm, việc bắt gặp những đứa trẻ tự ḿnh lái những chiếc Porsche Cayenne là không hề hiếm. Chẳng hạn như Evelina Christiansen, một cô gái 15 tuổi tự hào cho biết cô đă nhận được chiếc BMW series 5 xanh đậm vào sinh nhật năm trước của ḿnh. Món quà này là phần thưởng đặc biệt cho những thành tích của cô ở trường. Evelina thường lái nó đến trường hoặc đến những buổi gặp gỡ với bạn bè.
Đối với những phương tiện A-traktor, bắt buộc phải có biển cảnh báo h́nh tam giác ở phía sau xe để báo hiệu xe di chuyển chậm và có móc kéo xe. Bên cạnh đó, hàng ghế sau xe cũng phải được tháo ra để xe chỉ có thể chở 1 hành khách ở ghế trước. Để có thể lái hợp pháp những chiếc A-traktor, thanh thiếu niên Thuỵ Điển chỉ cần bằng lái xe moped, được cấp từ 15 tuổi, hoặc bằng lái máy kéo, cấp từ 16 tuổi mà thôi.
Nhiều người tỏ ra rất bất ngờ trước hệ thống luật có phần quá thoải mái ở một quốc gia vốn nổi tiếng rất xem trọng về an toàn đường bộ, dây an toàn 3 điểm là phát minh của Thuỵ Điển. Ngoài ra, quốc gia này c̣n ban hành các quy tắc vô cùng nghiêm ngặt về lệnh cấm lái xe khi sử dụng rượu bia.
Thậm chí, hệ thống lái xe ở thanh thiếu niên c̣n được nới lỏng hơn nữa hồi giữa năm 2020, khi có thể giới hạn tốc độ tối đa của oto bằng điện tử, giúp cho công tác sửa dổi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tiền thân của A-tracktor ngày nay bắt nguồn từ thời kỳ suy thoái những năm 1930, khi quốc gia thiếu phương tiện nông nghiệp. V́ thế để khuyến khích chính phủ đă khuyến khích nông dân bằng cách cho phép họ chế tạo những chiếc oto đơn giản, trong khi máy kéo vẫn c̣n nằm ngoài tầm với tài chính của họ.
Đến những năm 1950, khi nền kinh tế thịnh vượng trở lại, máy kéo thực sự trở nên phổ biến hơn và nhu cầu về những phương tiện tự chế bắt đầu giảm dần.
Tuy nhiên ở nông thôn, những người trẻ tuổi không có giấy phép vẫn thường sử dụng chúng để đi lại, đặc biệt là ở những khu vực không có quá nhiều phương tiện giao thông công cộng. Năm 1963, nhà nước đă đưa ra quy định chính thức việc sử dụng A-tracktor, quy định này đă được sử dụng trong nhiều thập kỷ ở vùng nông thôn Thuỵ Điển.