Sử dụng không đúng cách, những món đồ trong bếp này có thể tiềm ẩn mối nguy gây ung thư. Đặc biệt khi trời nồm, độ ẩm không khí cao càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Đũa mốc. Đũa làm từ chất liệu tre, gỗ... dùng lâu dễ sinh độc tố aflatoxin. Chất này biểu hiện ra ngoài bằng những vết đốm, nấm mốc. Được biết, aflatoxin là loại độc tố có khả năng gây ung thư mạnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp aflatoxin vào nhóm chất gây ung thư năm 1993. (Ảnh minh họa)
Đáng lưu ư, aflatoxin ổn định dù xử lư ở nhiệt độ cao, tốc độ phát triển cũng rất nhanh. Thường xuyên tiêu thụ chất độc này gây tổn hại gan. Ước tính, chỉ cần 1mg aflatoxin là có thể gây ung thư.
Để tránh nguy cơ ung thư từ đũa mốc, bạn nên rửa sạch, lau khô rồi mới cho chúng vào tủ bát. Khi rửa, tránh chà xát mạnh làm mất đi lớp sơn phủ bảo vệ, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Nên thay đũa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Máy hút mùi. Khói dầu sinh ra trong quá tŕnh nấu nướng dễ gây hại cho hệ hô hấp, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Máy hút mùi giúp đẩy nhanh quá tŕnh thải khói dầu, giảm tác hại với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng và bảo quản máy hút mùi không đúng cách tiềm ẩn mối nguy gây ung thư.
Theo chuyên gia, máy hút mùi thường bám nhiều bụi bẩn, cặn dầu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chất bẩn có thể sinh ra chất gây ung thư như glycidaldehyde khi gặp nhiệt độ cao.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên vệ sinh máy hút mùi hàng ngày sau khi sử dụng. Lúc này, bạn tận dụng 20g rượu trắng, 20g chất tẩy rửa, thêm nước vào trộn đều, xịt lên máy hút mùi rồi lau sạch. Bên cạnh đó, bạn nên làm sạch sâu máy hút mùi 3 tháng một lần.
Thớt mốc. Thớt gỗ là món đồ trong bếp tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư gan bạn cần cảnh giác. Nguyên nhân bởi quá tŕnh chặt thái, thức ăn sót lại trên bề mặt thớt không được làm sạch kỹ, trở thành môi trường lư tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Tương tự đũa, thớt gỗ cũng rất dễ ẩm mốc, làm xuất hiện độc tố aflatoxin có khả năng gây ung thư. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên làm sạch kỹ bề mặt thớt sau mỗi lần sử dụng, phơi dưới ánh nắng mặt trời thật khô để tiêu diệt mầm bệnh.
Tủ lạnh. Tủ lạnh là vật dụng gần như nhà nào cũng có, dùng để bảo quản thực phẩm. Vậy nhưng, tủ lạnh quá đầy, không khí không thể lưu thông b́nh thường sẽ khiến nhiệt độ trong tủ tăng cao, thực phẩm nhanh hỏng hơn. Bên cạnh đó, bảo quản thực phẩm sống chín trong cùng 1 không gian có thể gây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm.
Theo chuyên gia, tủ lạnh có thể chứa tối đa 70% diện tích ḷng tủ. Nhiệt độ ở mỗi tầng cũng có sự khác nhau nên bạn cần cân nhắc đặt thực phẩm đúng vị trí mới có thể đảm bảo độ tươi. Theo đó, thực phẩm chín và thức ăn thừa cần được đậy kín, đặt ở tầng trên cùng, gần khu vực làm lạnh.
Trái cây và rau củ đặt ở hai ngăn giữa. Ngăn dưới thích hợp bảo quản trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu phụ và thịt tươi trong ṿng 24 giờ. Cửa tủ lạnh thường xuyên đóng mở, nhiệt độ tương đối cao nên thích hợp để đựng đồ uống và một số loại gia vị, nước sốt,...
Ngoài việc đặt thực phẩm ở vị trí phù hợp, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên cũng rất quan trọng. Nguyên nhân bởi tủ lạnh dùng thời gian dài có thể tạo mùi lạ. Mùi này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị thức ăn mà c̣n không có lợi cho sức khỏe.
Khi vệ sinh, bạn có thể dùng khăn nhúng giấm lau sạch. Giấm không những có tác dụng khử mùi hôi mà c̣n có tác dụng khử trùng.