Ảnh công an truy quét hang ổ của nhóm cho vay nặng lãi, giang hồ bảo kê F88
Đôi khi, con người trở nên giống hệt con vật, và thậm chí, con vật có những điểm dễ thương, sang trọng hơn con người. Bởi, từ cổ chí kim, con người đi câu cá, đi bẫy thú… để có cái ăn, con thú vì say mồi của con người mà chết, thế rồi, đến lúc con người đặt bẫy nhau, con người câu nhau bằng những con mồi nghe ra rất đỗi văn minh, kỳ thực, đó là một thứ mồi cấp thấp và đầy sỉ nhục. Người ta câu người nghèo bằng miếng ăn, câu nhà giàu bằng sức khỏe và câu kẻ có quyền lực bằng bả mê tín, người Việt đang say mồi.
Tổng công ty đòi nợ thuê, làm các dịch vụ tín dụng và thương mại đen F88 vừa bị công an thành phố sờ gáy, và Sài Gòn còn bao nhiêu công ty, bao nhiêu tổng công ty loại hình này? Câu hỏi này nghe tưởng chừng rất đơn giản, tưởng chừng có thể thống kê tất cả các công ty, điều tra, phát lệnh bắt, sung tài sản công quĩ, trả lại mặt bằng dân sinh, trả lại an ninh kinh tế cho người dân, xong! Thế nhưng nếu đơn giản vậy thì có gì để nói?
Ở đây chưa đề cập đến vấn đề hành lang và thủ tục pháp lý để bắt và dọn sạch loại hình tín dụng đen, đòi nợ thuê, mua nợ… này. Mà vấn đề là miếng mồi câu đã được sử dụng đắt địa, nhất là trong lúc này, sau ba năm dịch giã, sau cái đói, nỗi khốn cùng của trốn chạy, bị giam lỏng, bị cấm cửa, phong tỏa và chết chóc… kinh tế suy thoái, kiệt quệ, đời sống của người lao động trở nên khốn cùng hơn bao giờ.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà.
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi.
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.
Đây cũng là lúc mà người ta đâu còn đủ thời gian để suy nghĩ đến những thứ gì cho ra tấm ra mẻ, kiếm ăn, cái ăn thúc giục… Những cái app dành cho người không hiểu biết về kinh tế, hay nói đúng hơn là người nghèo, chỉ biết quanh quẩn cơm áo gạo tiền, đắp đổi qua ngày đoạn tháng như những con mồi câu người nghèo.
Hàng triệu tin nhắn, cú điện thoại và lời dụ dỗ ngon ngọt được tung vào thị trường lao động, trên những chiếc điện thoại thông minh (có xuất xứ Trung Quốc, giá vừa phải để người lao động mua mà xài Zalo, WhatsApp, Viber, Facebook, Facebook Messenger… để thỏa sức gọi miễn phí, thỏa sức lướt web), những lời dụ dỗ kiểu như “Đầu tư thu lãi 20% chỉ sau một giờ”, và những con cá cắn mồi ngay tức thì bởi một triệu đồng đầu tiên không phải bỏ ra mà chính “nhà đầu tư” tặng, hôm sau có ngay 200,000 đồng tiền thật gởi vào tài khoản. Đương nhiên, để có 200,000 đồng kia, con mồi trước đó đã “thử” cho thông tin cá nhân, gồm cả số căn cước công dân, địa chỉ nhà và thông tin của những người trong gia đình. Hôm sau, tiền lãi không thấy vì bạn chưa chính thức đầu tư, vậy là chuyển vào 1,000,000 đồng, lại sinh lãi 200,000 đồng. Câu chuyện bắt đầu từ chỗ này, nếu không duy trì đầu tư, tái đầu tư, thì tài khoản có nguy cơ bị đóng. Như vậy là tiếp tục vay mượn mà “đầu tư”, cho đến khi tài khoản không nhận được thông báo gì mới và đăng nhập cũng không được bởi vì nó đã bốc hơi, tiền cũng bốc hơi theo nó…
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kẻ lừa đảo đã thả mấy miếng mồi trị giá vài trăm ngàn đồng cho người nghèo, vì thấy dễ ăn, người nghèo đớp phải mồi và cuối cùng trượt dài, sập bẫy. Kiểu bẫy như thế này diễn ra khắp đất nước, hầu hết lao động nghèo, sinh viên mới ra trường (dính các loại bẫy “cộng tác viên”) và những người làm công nhân lương ba đồng ba cọc…
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình.
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo.
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo.
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Tất cả đều dính bẫy và có mẫu số chung là ít hiểu biết về thị trường, ít hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị trong nước, khu vực và quốc tế, nếu không muốn nói rằng có người không có kiến thức về những vấn đề vừa nêu. Và trên hết, mẫu số chung của họ là Nghèo Khổ, Thất Nghiệp, Cần Tiền. Họ bị dính bẫy miếng ăn, một cái bẫy đầy sỉ nhục cho một đất nước tự xem mình đã phát triển và tiến bộ.
Vấn đề ở đây là tại sao người ta lại bị sập bẫy hàng loạt? Khi đặt câu hỏi này, thì lại phát sinh một câu trả lời khác ở một câu hỏi khác, tại sao người giàu bị sập bẫy sức khỏe và người có quyền lực bị sập bẫy mê tín?
Hiện tại, dịch vụ “tư vấn tâm linh” kiểu như chùa Ba Vàng có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, không riêng gì vụ “giải vong” của chùa Ba Vàng và cũng không riêng gì các chùa có loại hình dịch vụ này mà các điện, đền, miếu, lăng… đều có. Khách hàng của những nơi này là ai, con nhang đệ tử là ai? Đương nhiên giới nhà giàu có làm ăn dây mơ rễ má với nhà nước, giới đứng sân sau và giới quan chức chứ giới nhà giàu kinh doanh độc lập thì chẳng mấy ai rảnh hơi mà tới đây. Nhưng tại sao giới quan chức và nhà giàu sân sau lại chuộng những chỗ này? Bởi hai nguyên nhân: Trình độ hiểu biết thấp và sợ hãi.
Việt Nam ai muốn mau giầu
Xây chùa , cướp đất , cạo đầu đi tu
Dân đen bò đến chổng khu
Dâng tiền cúng cỗ để sư nuôi tà
Dựng chùa bán vé xây nhà
Quanh chùa khách sạn tú bà vào ra
Sân gôn sòng bạc quỷ ma
Các quan lớn nhỏ nước ta chui vào
Người dân nước mắt tuôn trào
Rừng xanh đồi đất chúng đào tan hoang
Bão lũ đất lở kinh hoàng
Xác dân nhà nát máu loang thảm sầu
Dân đau mặc mẹ dân đau
Chùa to chùa bé xây mau làm giàu
Tiền nhiều để chúng chia nhau
Nhiều chùa lắm vãi nước mau xuống mồ
Quốc doanh sư sãi ma cô
Mị dân lừa Phật vàng đô gái nằm
Ngũ giới vứt xó bỏ lăn
Rượu chè trai gái thịt thăn mỗi ngày
Quê hương tan nát đắng cay
Cường quyền lợi nhuận chung tay phá tàn !
Trình độ thấp vì ông nào cũng có bằng cử nhân, tiến sĩ, thậm chí có rất nhiều bằng cấp nhưng toàn bằng mua, đầu óc đặc sệt, đâu có suy nghĩ gì được ngoài các thủ đoạn để đá nhau, để triệt tiêu nhau và nắm cho được quyền lực trong tay. Vì trình độ hiểu biết thấp nên mới bất chấp gây ra thủ đoạn, vì gây ra nợ oan, dùng thủ đoạn quá nhiều và quá độc nên sợ Nghiệp, lựa chọn đầy tính mê tín và dốt nát của nhóm người này giải thích và chứng minh cho nhân thân của họ. Và đây cũng là nguyên nhân sập bẫy mê tín. Thử nghĩ, những nhà lãnh đạo sáng suốt và thiên tài, những cán bộ cúc cung tận tụy phục vụ nhân dân, gương mẫu của nhân dân mà xám xịt, u tối cỡ đó, thì nhân dân sáng suốt cỡ nào, chắc không cần bàn thêm!
Ở những người giàu, thì cái bẫy sức khỏe được giăng ra chờ sẵn, sống trong xứ sở mà đụng đâu cũng thấy độc, trong suy nghĩ cũng chứa độc thì làm sao con người có thể thoát được bệnh tật và chết chóc ám ảnh. Khi có tiền, người ta bắt đầu lo sợ về sức khỏe, “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột” là vậy. Và nắm được tâm lý này, những miếng mồi về sức khỏe, từ kiểu điều trị đặc dị, các loại thuốc tráng dương bổ thận hay các loại đặc trị tốn bạc tỉ mới xuất hiện mà kỳ thực, nhiều khi nó chỉ là thứ độc dược khác đưa vào cơ thể. Đâu dừng ở những kiểu lang vườn quái dị của giới nhà giàu mà ngay cả các bệnh viện, các bác sĩ có ăn học tử tế cũng đổi màu, cũng tự biến họ thành một loại máy chém. Bởi họ biết, trong xã hội họ sống, những người thực sự quan tâm đến sức khỏe cũng là những người thực sự có tiền và sợ chết.
Thử hình dung (mà đúng hơn là khái quát, nhìn thẳng vào những gì xã hội Việt Nam đang là) một xã hội mà ở đó, người giàu có thì mắc bẫy, dính mồi sức khỏe, kẻ có quyền lực thì dính mồi mê tín, người nghèo khổ thì dính mồi miếng ăn, mọi tầng lớp đều có mồi và bẫy riêng của nó, thì liệu xã hội đó có bình yên hay không? Và đến bao giờ con người thôi bị sỉ nhục vì bẫy miếng ăn? Đến bao giờ con người thôi ngu dốt, trì trệ vì bẫy mê tín? Đến bao giờ con người thôi hoang mang và bất an vì bẫy sức khỏe? Câu trả lời rằng mọi thứ cũng không quá phức tạp, khi mà hệ thống lãnh đạo thôi bệnh hoạn, được lành mạnh và người dân từ nghèo tới giàu được thực sự hiểu biết, được hành xử văn minh trong một sinh quyển tự do, tự chủ và văn minh.
Câu trả lời nghe có vẻ đơn giản trong thế kỉ 21, thế nhưng, với một số dân tộc sống dưới ách độc tài, đây là là giấc mơ quá xa vời, bởi nói cho cùng, người Việt đang say mồi!
Việt Tú
Vàng đô dân giấu dưới hầm
Quan to muốn đớp cứ đâm đầu vào
Đô xanh vàng đỏ nhão nhào
Bát to bát nhỏ mời chào quan xơi
Thuế dân quan nuốt hết rồi
Nợ công gánh nặng cả đời cháu con
Kinh tế giờ chết mỏi mòn
Cứu quan cứu nước lại bòn của dân
Quỷ đỏ một lũ vô nhân
Của dân cướp hết hiện thân tội đồ
Trị dân theo lối ma cô
Phá tan đất nước đào mồ chôn dân
Hầm dân thừa đủ tràn phân
Mời quan cả họ nhanh chân liếm nào
Mời quan ngồi ở ghế cao
Nhà dân cửa mở đón chào các ông
Tụt quần nằm chổng khu mông
Tự do quan liếm sạch lông dân chờ !
Bản chất hacker và thằng cho vay nặng lãi là không khác gì nhau, dù sau này có thành doanh nhân ngày đêm hay doanh nhân thế giới thì cũng không xoá hết những việc làm bất chính trước đây từ hacker mà ra.
F88 - SÂN SAU CỦA VỊ QUAN CHỨC NÀO?
F88 TP HCM vừa bị phong toả, khám xét. Doanh nghiệp này đã hoạt động trắng trợn công khai suốt nhiều năm: cầm đồ, cho vay nặng lãi, lại còn phát hành trái phiếu nữa.
Nghe nói cô bông hậu chân dài Mai Phương Thuý từng đầu tư 10 tỉ đồng. Đây có lẽ là sân sau của vị quan chức nào đó mà đã trót làm phật lòng ông lão đốt lò đầu bạc.
Cách đây hơn 1 tuần cũng nghe tin cô bông hậu họ Mai phải nhập viện, có lẽ đã sớm dự đoán được số phận giông bão của F88 nên nàng đã nhanh chóng thu xếp vào viện để thở oxy chờ ngày trời quang mây tạnh.
Bloger Trần Hoàng Việt chia sẻ:"
F88 là công ty chuyên cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê.Đã xóa sổ nó thì cần điều tra luôn những kẻ góp cổ phần sinh ra nó và hốt sạch sẽ luôn thể.
Nguyên tắc vay là phải trả,nhưng đây là hình thức lừa người vay vào tròng bằng dụ dỗ, sau đó siết thòng lọng nặng lãi vào cổ những ai vay mà không tinh tường.Rồi chúng đòi nợ bằng mọi thủ đoạn khốn nạn nhất,đẩy con nợ vào đường cụt.
Đã có người phải tự sát vì không trả được nợ và bị đe dọa.Quá là dại dột!
Không khôn ngoan thì nghèo,nghèo thì phải vay nợ,vay nợ thì nặng lãi siết cổ tới ngộp thở,ngộp thở thì đã nghèo lại càng thêm bần cùng.
Phải xóa sổ tất cả các tổ chức cho vay nặng lãi trên toàn quốc.
Vay mượn tư nhân là việc dân sự cá nhân.Vậy nạn nhân nào mà bị o ép quá cần tỉnh táo.Cụ thể là gì?
Bọn đòi nợ thuê nó cũng không phải là ba đầu sáu tay.Hãy sẵn sàng nghênh tiếp chúng để tạo ra vụ việc ồn ào khiến cơ quan chức năng vào cuộc. Khi đó vấn đề dân sự sẽ chuyển sang hình sự là hòa cả làng."
Thế Giới Di Động hợp tác với chuỗi dịch vụ cầm đồ F88 cho vay tiền mặt hướng tới nhóm khách hàng không tiếp cận được khoản vay của ngân hàng, công ty tài chính và cần khoản tiền cấp bách. Nhiều ý kiến cho rằng mức lãi suất cho vay như công bố là quá cao, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng; chi phí vay 7,5%/tháng tính ra một năm lên tới 90%? Đồng thời, phí phạt quá hạn 50.000 đồng/ngày và không quá 150.000 đồng/kỳ quá hạn cũng là cao?…Danh tính Chủ tịch công ty cầm đồ F88 với lãi suất “cắt cổ”, được VTV quảng cáo trên sóng World Cup 2022: Hacker chuyên nghiệp đến Chủ tịch G- Group
Liên quan đến việc lực lượng công an khám xét trụ sở và các chi nhánh của Công ty F88 do nghi ngờ có hành vi cưỡng đoạt tài sản, nhiều người đặt câu hỏi, nếu có căn cứ chứng minh F88 sai phạm thì người vay tiền có được "xóa nợ"?
Công ty F88 được thành lập cách đây 10 năm, tự nhận là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân, cầm đồ... có quy mô và tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam với hàng trăm chi nhánh trên toàn quốc. F88 chuyên cho vay tiền, có hàng trăm nhân viên tham gia thu hồi nợ.
Làm rõ những thắc mắc xung quanh việc nếu đơn vị cho vay bị xử lý hình sự hoặc bị đình chỉ, thậm chí xóa sổ vĩnh viễn do kinh doanh phạm pháp thì các khoản vay và cho vay được xử lý ra sao, luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, theo BLDS 2015 hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên.
Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc bên cho vay bị điều tra tạm thời chưa ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả khoản tiền nợ của người vay.
Song nếu bên vay thấy bên cho vay có dấu hiệu vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản thì có thể thu thập chứng cứ trình báo cơ quan công an.
Trường hợp doanh nghiệp cho vay bị giải thể, đối với những khoản tiền cho vay chưa được thanh toán, bên vay vẫn có nghĩa vụ trả tiền vay.
Nếu người vay không trả do không có khả năng thanh toán thì bên cho vay có quyền khởi kiện, yêu cầu thi hành án để thu hồi số tiền này.
Cũng theo luật sư Hồng Vân, về khoản lãi cho vay, nếu phù hợp với quy định pháp luật (nằm trong hạn mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước cho phép đó là không quá 20%/năm theo Điều 468 của BLDS 2015) thì vẫn có hiệu lực và người vay phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi theo hợp đồng.
Trường hợp lãi suất cho vay cao hơn quy định hiện hành thì người vay sẽ không phải thanh toán số tiền này. Nếu bên vay đã trả số tiền lãi này cho bên cho vay thì được xác định là khoản thu lợi bất chính nên sẽ sung công quỹ.
Thực tế, mức lãi suất thường được bên cho vay biến hóa thành nhiều hình thức khác nhau như giữ lại một phần tiền ngay từ khi cho vay, tính lãi nhập gốc, tính các loại phí ngoài lãi, như phí thẩm định khoản vay, phí thẩm định tài sản, phí bảo quản tài sản…
Để làm rõ điều này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể xem xét xử lý hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 BLHS 2015.
Nhằm hạn chế rủi ro, trước khi vay tiền từ bất kỳ tổ chức tín dụng, cá nhân nào, khách hàng cần cẩn trọng xem xét các điều khoản trong hợp đồng, đồng thời tìm hiểu kỹ về thực lực và uy tín của bên cho vay – luật sư Hồng Vân đưa ra lời khuyên.