Paris nổi tiếng với những cung điện (Palais) hoành tráng - nơi một thời các vua chúa ngự và nay là nơi hội họp quan trọng của giới chính khách. Nhưng khách du lich ít ai biết đến, Paris có cung điện khác thường, chỉ dành cho phái yếu: Cung điện phụ nữ (Palais Feminin), nằm ở số 94 đường Charonne, quận 11.
Paris nổi tiếng với những cung điện (Palais) hoành tráng - nơi một thời các vua chúa ngự. Ngày nay, một số cung trở thành nơi hội họp quan trọng của các chính khách quốc gia như Cung điện Tư pháp, cung điện Elysée, cung điện Luxembourg nằm trong khu vườn cùng tên nổi tiếng thế giới, cung điện Louvre là bảo tàng danh tiếng, cung điện Tuilleries nằm trong khu vườn thượng uyển được bảo tồn nguyên vẹn, cung điện Versailles dát vàng là di sản thế giới... Ngoài ra, c̣n có cung điện hoàng gia (Palais Royal).
Chỉ riêng nội thành Paris có hơn chục cung điện. Một số cung điện phục vụ thường xuyên tổ chức triển lăm, hội họp quốc tế. Đến xem tranh hay dự hội thảo, cũng là dịp khách được chiêm ngưỡng những công tŕnh nội thất tuyệt vời của Pháp ở những địa điểm này. Các cung điện lộng lẫy của Pháp là điểm hẹn du lịch đầy quyến rũ.
Bản thân mỗi công tŕnh nguy nga, tráng lệ, lại chứa đựng dấu ấn và vẻ đẹp lịch sử phức hợp: Lịch sử chính trị, lịch sử hội họa, lịch sử danh nhân... tạo sức hút lớn không chỉ với du khách bốn phương mà với những người yêu, say mê nghiên cứu, t́m hiểu văn hóa, nghệ thuật.
Một điều bất ngờ, khách du lịch ít ai biết đến, Paris có cung điện khác thường, chỉ dành cho phái yếu: Cung điện phụ nữ (Palais Feminin), nằm ở số 94 đường Charonne, quận 11. Cung điện được h́nh thành từ một ṭa nhà cũ được tu bổ lại, chuyên đón nhận, che chở phụ nữ gặp khó khăn. Tại đây, nhân viên trực cả ngày, có bác sĩ, nhà tâm lư học và một số cán bộ văn hóa, công tác xă hội thường xuyên có mặt cả tuần từ 8h - 21h. Trong cung điện, đều đặn diễn ra các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao.
Điều đặc biệt, khu nhà này trước kia từng là khách sạn nổi tiếng dành cho phái mày râu độc thân đầu thế kỷ 20. Trong Thế chiến thứ nhất, đàn ông bị tổng động viên ra chiến trường, khách sạn bỏ trống. Khu nhà trở thành bệnh viện dă chiến. Sau, lại thành công sở của Bộ Cứu trợ. Tập đoàn Cứu tinh đă huy động vốn mua lại chung cư này. Năm 1926, cung điện phụ nữ được khánh thành và gần đây được trùng tu khang trang do sự tài trợ của chính phủ và một số doanh nghiệp. Năm 2003, cung này được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố.
Một bên biển đề cung điện phụ nữ, một bên là cư xá phụ nữ. Ảnh: TTD.
Sảnh tiếp tân trang trí rất trang trọng lịch sự, thể hiện sự tôn trọng phụ nữ dù trong hoàn cảnh nào. Ảnh: TTD.
Cung điện không lộng lẫy. Song cái chữ cung điện thể hiện sự tôn trọng, phụ nữ vào đây đều được đón tiếp b́nh đẳng và chăm sóc tốt.
Những ai gặp cảnh éo le, bị bạo hành gia đ́nh, xă hội, bị thất nghiệp, có con nhỏ, sinh con một ḿnh, những người vợ bị đuổi khỏi gia đ́nh, thậm chí cả người làm nghề "bán hoa", khát khao thay đổi, sẽ được tạm thời lưu trú. Nói chung, cung này bao dung cho tất cả phụ nữ cơ nhỡ chơi vơi trong xă hội.
Nhiều phụ nữ đến đây thường có thu nhập thấp, công việc chưa ổn định, không thể thuê nhà được v́ không ai bảo trợ. Thuê nhà bên Pháp, nếu lương thấp cần có người đứng ra bảo lănh. Người bảo lănh phải chịu trách nhiệm trả tiền nhà cho người thuê trong trường hợp người thuê không trả nổi.
Phụ nữ di cư chưa có giấy tờ khám chữa bệnh, khi ra viện cũng được đến đây xin ở. Ai tài lẻ, có thể giúp hội đoàn làm công tác xă hội, làm văn nghệ phong trào, dạy hát, múa, nữ công gia chánh cho các bạn ở trong cung. Ở đây, đôi khi cũng có vài người đàn ông được lưu trú khi cả cặp vợ chồng cùng con nhỏ thất nghiệp bị đuổi khỏi nhà.
Trong thời gian ở đây, họ sẽ được giới thiệu để t́m việc, định hướng nghề nghiệp. Họ chỉ phải đóng số tiền khoảng 10% thu nhập của họ trong thời gian lưu trú.
Do là một trung tâm đặc biệt, nên trung tâm nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức xă hội và các nghiệp đoàn để giúp cho những người lưu trú sớm rời khỏi đây, và t́m được niềm tin, cơ hội mới trong cuộc sống.
Cung điện này trở thành cư xá của đàn bà bất hạnh. Cung có thể chứa gần 400 người, xây bằng gạch, trát thạch cao, từ năm 1910. Ở đây, có 280 pḥng riêng biệt, 5 viên chức công tác xă hội giúp người lưu trú hướng nghiệp. Một số bà mẹ cô đơn, vô gia cư, đôi khi mắc bệnh tâm lư cần sự an ủi động viên. Những người hướng nghiệp giúp họ có ḷng tin để ḥa nhập trở lại xă hội.
Mỗi pḥng nhỏ xinh 13m², đầy đủ tiện nghi, giá khoảng 450 Euro, trợ cấp xă hội sẽ giúp trả một phần.
Chấn song sắt tạo cảm giác an toàn để tránh sự đột nhập vào hành hạ khi những người đàn bà phải trốn vào đây lánh nạn v́ bạo hành gia đ́nh. Thoáng nh́n, cửa sắt, hàng rào khiến người ta có cảm giác như nhà tù.
Cực chẳng đă, người phụ nữ mới phải xin vào đây cư trú. Nhiều người nhờ trung tâm này đă đổi đời. Sau cú sốc ly hôn, thất nghiệp, ốm đau, cuộc đời đảo lộn, thất vọng tưởng vào ngơ cụt. Vào đây như sống lại đời sinh viên, tham dự các hội thảo về phụ nữ và vai tṛ của phụ nữ trong xă hội. Nhờ thế, họ vui vẻ, sẵn sàng ḥa nhập trở lại với cộng đồng. Cư xá với những buồng ở nhỏ hẹp nhưng sảnh lễ tân, hội họp rất lớn và lịch sự. Sống đơn thân, buồn tủi trong căn buồng nhỏ, họ liên tục tham gia các sinh hoạt tập thể trong cung như hội thảo, thể thao, sinh hoạt văn nghệ...
Chỗ ở tạm thời này là cái cầu nhỏ giúp các chị em qua sông không phải lụy đ̣, nhất là ở t́nh thế ngặt nghèo về kinh tế và tâm lư. Với đồng lương ít ỏi, họ vẫn có cuộc sống tương đối phong phú như bao người khác. Cung điện này như chiếc đệm nhún cho đàn bà "nhảy" lại vào xă hội, khi chưa có giải pháp trước mắt.
Mục đích nhân đạo của cung điện là tạo điều kiện cho họ tự lo được chính bản thân, trở nên tự tin. Nữ giới muốn b́nh đẳng với nam giới, trước hết phải tự lo được cuộc sống bản thân, và phải tham gia xă hội cũng nam giới.
Ngoài cung điện nhân đạo này, ở Pháp có rất nhiều cư xá phụ nữ lao động. Những cư xá này tạo điều kiện cho phái yếu gặp cảnh khó khăn tự tin bước vào cuộc sống.
Trong cung điện, không chỉ có phụ nữ Pháp mà c̣n nhiều phụ nữ các nước và phụ nữ châu Á, trong đó có phụ nữ gốc Việt cũng từng cư trú ở đó. Do tính chất đặc biệt của cung điện, nên việc chụp ảnh khi có người đang ở, hay các buổi hội thảo, sinh hoạt văn hóa bị cấm. Tôn trọng đời sống riêng tư luôn được đề cao ở nước Pháp, nhất là với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Nhiều năm qua, cung điện nhân đạo này đă cho sinh viên nữ trường y tá tạm trú lúc kẹt về chỗ ở.
Cung điện phụ nữ là một minh chứng cho một đất nước văn minh, nhân đạo, quan tâm và trân trọng nữ giới. V́ đúng như nhà thơ Pháp Louis Aragon (1897-1982) nói: "Đàn bà chính là tương lai của đàn ông". Câu này về sau thành tên của studio về âm nhạc của nhạc sĩ Jean Ferrat.
Quan tâm, chở che, giúp đỡ phụ nữ là quan tâm đến gia đ́nh, trẻ em. Người mẹ hạnh phúc, th́ gia đ́nh hạnh phúc. Tất nhiên, người cha cũng chiếm vai tṛ chính yếu để gia đ́nh hạnh phúc. Những đứa trẻ sinh ra sẽ được hưởng bầu không khí b́nh yên, ấm áp. Trẻ em là tương lai của đất nước. Tương lai đó phụ thuộc một phần căn bản vào vai tṛ người mẹ.
Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3, một số hội đoàn ở Pháp tổ chức mít tinh trước cửa cung điện này để bày tỏ sự ủng hộ phụ nữ. Một số tổ chức đến thăm mộ những người đă rạng danh cho phái nữ. như trước tượng bà Maria Deraismes (1828-1894) phụ nữ đầu tiên vào kết nạp vào hội Tam điểm Pháp -một tổ chức luôn đấu tranh Tự do – B́nh đẳng – Bác ái trên toàn cầu, và một số nơi tổ chức vào cung điện Panthéon đặt hoa trước lăng của Simon Veil (1927-2017) người nữ đầu tiên chủ tịch Nghị Viện châu Âu luôn đấu tranh bảo vệ quyền phụ nữ, quyền phá thai, và Marie Curie - phụ nữ đầu tiên đứng trên giảng đường đại học và nhận giải Nobel Hóa học. Ngoài ra ṭa thị chính các nơi tổ chức triển lăm chuyên đề về phụ nữ trong nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật và v́ phụ nữ.
VietBF@sưu tập