Thị trường vàng và chứng khoán của Mỹ chao đảo sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân được công bố. Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy cuộc chiến lạm phát của Fed sẽ c̣n kéo dài.
Giá vàng xóa sạch mức tăng kể từ đầu năm tới nay. Ảnh: Bloomberg.
Theo Kitco.com, trong phiên giao dịch ngày 24/2 (giờ Mỹ), giá vàng thế giới trên sàn New York đă lao dốc xuống dưới 1.908 USD/ounce, đánh dấu mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái.
Phố Wall cũng ch́m trong sắc đỏ. Chỉ số trung b́nh công nghiệp Dow Jones mất 407,45 điểm (tương đương 1,23%) c̣n 32.746,46 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 55,41 điểm (-1,38%) và 220,71 điểm (-1,89%).
Các thị trường chao đảo sau khi thước đo lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh hơn dự kiến.
PCE cao hơn dự kiến
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lơi - không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm - tăng 0,6% trong tháng 1 và 4,7% so với một năm trước đó. Trước đó, Phố Wall dự báo mức tăng lần lượt là 0,5% và 4,4%.
Nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm, PCE tăng 0,6% so với một tháng trước đó và 5,4% so với một năm trước đó.
Chi tiêu của người tiêu dùng cũng đi lên khi giá tăng. Mức tăng là 1,8% trong tháng 1, vượt dự báo 1,4%. Thu nhập cá nhân tăng 1,4%, cao hơn ước tính 0,2 điểm phần trăm.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ đang tăng nhanh hơn dự báo trước đó và đẩy Fed vào thế khó. Fed theo dơi báo cáo PCE sát sao hơn những chỉ số lạm phát khác, bởi chỉ số này điều chỉnh theo thói quen chi tiêu của người tiêu dùng.
Do đó, nó mang tới cái nh́n chính xác hơn về chi phí sinh hoạt. Các nhà hoạch định chính sách cũng tập trung vào lạm phát cốt lơi v́ cho rằng chỉ số này sẽ thể hiện xu hướng dài hạn của giá cả.
PCE tăng vượt dự kiến trong tháng 1 chủ yếu do giá nhiên liệu tăng 2%. Giá thực phẩm đi lên 0,4%. Hàng hóa và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng 0,6%.
So với một năm trước đó, giá thực phẩm tăng 11,1%, c̣n giá năng lượng tăng 9,6%.
Tin xấu nối nhau
Mới đây, ông Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase - cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu mạnh lên. Điều này cho thấy ngân hàng trung ương có thể phải hành động nhiều hơn để ḱm hăm lạm phát.
"Tôi dành tất cả sự tôn trọng cho Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng thực tế là lạm phát đă vượt tầm kiểm soát của chúng ta một chút", ông Dimon cảnh báo.
Báo cáo PCE không phải minh chứng duy nhất cho thấy Fed đang thất thế trong cuộc chiến chống lạm phát. Chỉ số giá sản xuất trong tháng 1 đă ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 6/2022 và cao hơn dự đoán trước đó của giới quan sát.
Chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng cao trong tháng 1 do chi phí nhà ở, giá xăng và nhiên liệu đi lên. Các dữ liệu về thị trường việc làm của Mỹ cho thấy cung lao động vẫn chưa theo kịp cầu.
Doanh số bán lẻ trong tháng 1 cũng cao hơn dự đoán của giới quan sát. Và tâm lư người tiêu dùng được cải thiện đáng kể.
Tất cả cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế Mỹ vẫn c̣n rất tốt. Đó đáng lẽ sẽ là tin vui. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ Fed đang muốn hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế, chi tiêu tiêu dùng và thị trường việc làm để ḱm hăm lạm phát.
Nếu các dữ liệu chỉ ra người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiêu và tăng trưởng tiền lương c̣n mạnh mẽ, Fed sẽ phải hành động nhiều hơn để ḱm hăm lạm phát.
Lăi suất cực đại của chu kỳ tăng do đó sẽ cao hơn những ǵ đang được các thị trường định giá. Điều này có thể đè nặng lên thị trường chứng khoán và vàng, vốn rất nhạy cảm với lăi suất.
Theo biên bản cuộc họp đầu năm của Fed, không phải mọi quan chức tham gia cuộc họp đều ủng hộ việc tăng lăi suất 0,25 điểm phần trăm như quyết định cuối cùng của FOMC. Một vài thành viên cho biết họ muốn nâng 0,5 điểm phần trăm.
VietBF@sưu tập