Toàn cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine trong 1 năm đổ máu đau thương, điều ǵ xảy ra tiếp theo? Ajazeera đưa tin, Ukraine cho biết Nga đang bắt đầu tiến hành một cuộc tấn công lớn mới sau một năm chiến sự đau thương, đẫm máu, làm dấy lên câu hỏi điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hàng ngh́n người đă thiệt mạng trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, trong đó có ít nhất hàng trăm trẻ em. Ảnh Reuters.
Ngày 24/2 sẽ mang lại nhiều cảm xúc cho người Ukraine khi nó đánh dấu cuộc xung đột Nga-Ukraine tṛn một năm.
Nhiều người sẽ đau buồn v́ mất đi người thân và tất cả sẽ suy ngẫm về cuộc chiến làm rung chuyển đất nước họ cũng như điều ǵ đang chờ đợi họ ở phía trước.
Hàng ngh́n dân thường Ukraine và hàng chục ngh́n binh sĩ của cả hai tham chiến được cho là đă thiệt mạng v́ cuộc xung đột. Con số thương vong chính xác rất khó xác nhận khi giới chức trách của cả 2 bên tham chiến không cập nhật số liệu của họ.
Hàng triệu người ở Ukraine cũng đă buộc phải rời bỏ nhà cửa để t́m kiếm sự an toàn. Nh́n về phía trước, có những lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
V́ sao xung đột bắt đầu?
Tổng thống Vladimir Putin đă phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine vào rạng sáng ngày 24/2 năm ngoái.
Trong một bài phát biểu vào sáng hôm đó, ông mô tả cuộc tấn công là một "chiến dịch quân sự đặc biệt" với mục tiêu là "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine".
Chiến tranh đă khiến hơn 8 triệu người Ukraine phải chạy trốn khỏi đất nước của họ, tạo ra cuộc di cư lớn nhất mà châu Âu từng chứng kiến kể từ Thế chiến II. Ảnh AP
Ông lập luận rằng chính phủ Ukraine đă phạm tội ác "diệt chủng" đối với những dân thường nói tiếng Nga ở khu vực phía đông Donbass kể từ năm 2014.
Đó là năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea và phe ly khai ở miền Đông Ukraine được Moscow hậu thuẫn cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát của Kiev bằng cách giành lấy lănh thổ và thành lập các quốc gia tự xưng gọi là Cộng ḥa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR).
Trong những năm kể từ năm 2014, khoảng 14.000 người đă thiệt mạng trong cuộc xung đột âm ỉ giữa lực lượng chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn. Thật khó để xác nhận có bao nhiêu người đă thiệt mạng ở mỗi bên.
B́nh luận "phi phát xít hóa Ukraine" của Tổng thống Putin - đă tồn tại trong suốt cuộc chiến - ám chỉ đến Tiểu đoàn Azov - một lữ đoàn Ukraine có hệ tư tưởng cực hữu, bao gồm các t́nh nguyện viên đă chiến đấu chống lại quân ly khai ở phía đông. Nhóm hiện được gọi là Trung đoàn Azov và một số chiến binh của họ bác bỏ tư tưởng cực hữu.
Vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Putin cũng liên kết chiến dịch quân sự ở Ukraine với liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương NATO do Mỹ lănh đạo. Ông cho biết Nga có ư định ngăn chặn NATO mở rộng hơn nữa về phía đông và giành được "chỗ đứng quân sự" ở Ukraine.
Ukraine và các đồng minh phương Tây đă bác bỏ mọi lư lẽ của Nga.
Hai bên tham chiến được các quốc gia nào hỗ trợ?
Các đồng minh của Ukraine chủ yếu ở phương Tây. Mỹ, Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Úc và nhiều quốc gia khác, đều đă hỗ trợ Kiev bằng viện trợ quân sự và nhân đạo trị giá hàng tỷ USD.
Nhiều đồng minh NATO đă đi đầu trong nỗ lực trang bị cho Kiev các loại vũ khí tối tân có khả năng đẩy lùi các lực lượng của Nga.
Trong khi đó, đồng minh chính của Nga trong cuộc chiến là nước láng giềng và đồng minh thân cận Belarus. Quân đội Nga đă sử dụng lănh thổ Belarus làm "bệ phóng" cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Các đồng minh Trung Á thuộc Liên Xô cũ của Moscow đang đi theo một đường lối thận trọng. Trong năm qua, hầu hết đă kêu gọi ḥa b́nh và giữ quan hệ ngoại giao với Nga.
Đồng thời, nhiều quốc gia – chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ – đă tránh việc hoàn toàn ủng hộ bên nào.
Bao nhiêu người đă chết?
Theo báo cáo ngày 13/2 của Liên hợp quốc, ít nhất 7.200 thường dân, trong đó có hàng trăm trẻ em, đă thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bùng nổ.
arrow_forward_iosĐọc thêm
Con số thương vong thực sự có thể cao hơn đáng kể do giao tranh tiếp diễn cản trở nỗ lực thống kê số người chết.
Hàng chục ngh́n quân của cả hai bên cũng đă thiệt mạng, nhưng một lần nữa, thương vong có khả năng cao hơn, theo các quan chức phương Tây. Không bên tham chiến nào cung cấp số liệu đáng tin cậy về số người chết trong cuộc chiến về phía họ.
Bên ngoài Ukraine, chiến tranh đă tăng thêm sự khốn khổ lên hàng triệu người đang phải chịu khủng hoảng lương thực và năng lượng trầm trọng sau đại dịch Covid-19. Ukraine và Nga là những nước xuất khẩu lương thực toàn cầu và cuộc xung đột đă làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng.
Nga cũng là một nhà xuất khẩu năng lượng lớn - cụ thể là dầu mỏ và khí đốt - nhưng đă cắt giảm nguồn cung cấp cho phương Tây để đáp trả các làn sóng trừng phạt. Điều này thúc đẩy lạm phát và đặc biệt là các cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt ngày càng sâu sắc ở châu Âu.
Điều ǵ đă xảy ra cho đến nay?
Khi bắt đầu cuộc chiến Nga đă đổ binh lính - ước tính khoảng 200.000 người - vào Ukraine từ phía bắc, đông và nam.
Họ đă chiếm được những vùng lănh thổ rộng lớn và tiến về vùng ngoại ô của Kiev. Nhưng quân đội Nga đă không chiếm được thủ đô Ukraine.
Đến cuối tháng 3, các cuộc phản công của Ukraine đă đẩy lùi thành công các đơn vị Nga ở phía bắc và phía nam, giành lại một số khu vực và khiến Moscow phải ra quyết định rút quân khỏi Kiev.
Bị buộc phải rút lui, quân đội Moscow tập hợp lại ở phía đông Ukraine và Tổng thống Putin đặt lại mục tiêu cho chiến dịch quân sự là “giải phóng Donbass”.
Sau nhiều tháng chiến đấu dọc theo các mặt trận phía nam và phía đông, vào cuối tháng 9, Moscow tuyên bố sáp nhập bốn vùng lănh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng một phần bao gồm – Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia.
Trong khi đó, các lực lượng Ukraine được hỗ trợ bởi nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cũng đẩy mạnh tổ chức các cuộc phản công chống lại quân Nga.
Đến giữa tháng 11, người Ukraine đă giành lại thành phố Kherson ở phía nam - thủ phủ khu vực duy nhất mà quân đội Nga chiếm giữ được kể từ khi xung đột nổ ra.
Kể từ đó, cả hai bên đă ch́m trong các trận chiến đẫm máu để giành quyền kiểm soát lănh thổ ở Donbass, bao gồm các vùng Donetsk và Lugansk.
Điều ǵ có thể xảy ra tiếp theo?
Các quan chức Ukraine tin rằng, Nga đang bắt đầu một cuộc tấn công lớn mới. Kiev lo ngại Moscow có thể triển khai hàng trăm ngh́n lính nghĩa vụ mà họ đă huy động vào cuối năm ngoái trong nỗ lực xoay chuyển t́nh thế chiến trường theo hướng có lợi cho ḿnh, thậm chí có thể tiến hành một cuộc tấn công khác để chiếm Kiev một lần nữa.
Ukraine đang tự chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới của Nga với sự hỗ trợ quân sự ngày càng tăng của phương Tây bao gồm tên lửa tầm xa và xe tăng chiến đấu.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng, mục tiêu của chính phủ của ông không chỉ là chống lại các cuộc tấn công mà c̣n là giành lại toàn bộ lănh thổ Ukraine bị Nga chiếm giữ, bao gồm cả Crimea.
Kiev đă cầu xin các đồng minh phương Tây hỗ trợ quân sự nhiều hơn để đánh bại lực lượng của Nga, với các yêu cầu khẩn thiết gần đây nhất tập trung vào các máy bay chiến đấu F16 .
Các nhà phân tích và các quan chức phương Tây bao gồm Ngoại trưởng Anh Ben Wallace gần đây cảnh báo trên tờ The Sun rằng thế giới có thể thấy quân đội Nga đẩy mạnh tấn công hơn nữa vào Ukraine, bao gồm các khu vực dân sự.
Và vào đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước đă cảnh báo rằng, "các sự kiện kỷ niệm 1 năm xung đột của phương Tây" sẽ không phải là sự kiện duy nhất thu hút sự chú ư của thế giới.
VietBF@ sưu tập