Hai quan chức Mỹ nói rằng Nga phóng thử tên lửa xuyên lục địa Sarmat hồi đầu tuần, nhưng quả đạn gặp trục trặc và vụ phóng thất bại, theo CNN.
CNN ngày 21/2 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên am hiểu vấn đề cho biết Moskva đă báo trước cho Washington thông qua đường dây ngăn xung đột về cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat hôm 20/2.
Các quan chức nhấn mạnh vụ thử tên lửa Sarmat không phải bước leo thang căng thẳng hay hoạt động bất thường và không gây nguy hiểm cho Mỹ.
Đây là lần thứ hai Nga phóng tên lửa Sarmat hoàn chỉnh, sau vụ thử đầu tiên diễn ra thành công hồi tháng 4/2022. Các quan chức Mỹ không nêu chi tiết về sự cố, nhưng cho rằng vụ thử thất bại khiến tên lửa RS-28 Sarmat không được nhắc đến trong Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bộ Quốc pḥng Nga và giới chức Mỹ chưa b́nh luận về thông tin.

Tên lửa Sarmat rời bệ phóng trong thử nghiệm hồi tháng 4/2022. Ảnh: TASS.
Vụ phóng thử tên lửa Sarmat diễn ra cùng thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm thủ đô Kiev của Ukraine, nhưng hiện chưa rơ mối liên hệ giữa hai sự kiện.
Việc Nga báo trước cho Mỹ về vụ thử tên lửa Sarmat, trong khi Washington thông báo với Moskva về chuyến thăm Kiev của ông Biden, cho thấy hai nước vẫn duy tŕ nhiều kênh liên lạc giảm căng thẳng, tránh tính toán sai lầm, ngay cả khi quan hệ song phương xuống thấp chưa từng thấy.
Dự án siêu tên lửa Sarmat được Nga khởi động năm 2011 để thay thế ḍng R-36M lạc hậu. Đây là một trong 6 "siêu vũ khí" được Tổng thống Putin giới thiệu đầu năm 2018, từng trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm trước lần phóng thử quả đạn hoàn chỉnh ngày 20/4/2022.
Mỗi quả đạn Sarmat dài 35,5 m, có đường kính 3 m, mang lượng nhiên liệu nặng 178 tấn và đạt tầm bắn trên 18.000 km. Đầu đạn cơ bản của Sarmat mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống pḥng thủ đối phương.
Các đầu đạn có tốc độ tối đa hơn 25.000 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn. Tên lửa Sarmat cũng có thể mang được nhiều đầu đạn siêu vượt âm Avangard, giúp chúng đánh bại bất cứ hệ thống pḥng thủ nào trên thế giới hiện nay.
Giới chức Nga cho biết những quả đạn Sarmat đầu tiên được biên chế cho một đơn vị ở tỉnh Krasnoyarsk, cách thủ đô Moskva khoảng 3.000 km về phía đông. Tổng cộng 46 hệ thống tên lửa Sarmat sẽ được bàn giao cho quân đội Nga. Chúng sẽ được đặt trong hầm phóng của tên lửa R-36M2 Voyevoda đời cũ do Liên Xô phát triển, giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian triển khai.
Trong Thông điệp Liên bang ngày 21/2, Tổng thống Putin tuyên bố đ́nh chỉ tham gia New START, hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng c̣n lại với Mỹ. Động thái này của Nga đă hứng nhiều chỉ trích từ phương Tây, đồng thời làm dấy lên lo ngại về nguy cơ liên quan đến vũ khí hạt nhân.
VietBF@sưu tập