Báo Mainichi ngày 12/2 dẫn phân tích của Giáo sư Rumi Aoyama, Viện Nghiên cứu châu Á-Thái B́nh Dương, Đại học Waseda cho rằng nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 sẽ đối diện với không ít khó khăn và Chính phủ Trung Quốc cần tránh 'ba cạm bẫy' để giúp giữ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đi đúng hướng.
Trong thông điệp đầu năm mới ngày 1/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhấn mạnh: “Trung Quốc của ngày mai sẽ tạo ra sức mạnh thông qua sự đoàn kết. Trung Quốc quá lớn và mọi người có mong muốn của riêng họ. Không có ǵ ngạc nhiên khi chúng ta nh́n mọi thứ khác đi. V́ vậy, chúng ta phải củng cố một sự hiểu biết chung thông qua giao tiếp”.
“Ba cạm bẫy” có thể khiến quá tŕnh phục hồi của nền kinh tế không dễ dàng. (Nguồn: Lowyinstitute.org)
Ba “cạm bẫy”
Trên thực tế, từ khi nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă thường xuyên cảnh báo về “ba cạm bẫy” mà Trung Quốc cần phải tránh, đó là “bẫy Thucydides”, “bẫy thu nhập trung b́nh” và “bẫy Tacitus”.
“Bẫy Thucydides” là một khái niệm mang hàm nghĩa xung đột là xu hướng tự nhiên khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe dọa thay thế trung tâm quyền lực cũ. Nói cách khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều đứng trước nguy cơ xảy ra xung đột.
“Bẫy thu nhập trung b́nh” mô tả quá tŕnh chuyển đổi thất bại sang nền kinh tế thu nhập cao của một quốc gia, do chi phí tăng và khả năng cạnh tranh giảm. Đây cũng là bẫy mà các nước đang phát triển có b́nh quân thu nhập đầu người từ 3.000-12.000 USD rất dễ rơi vào.
Trung Quốc sắp gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có thu nhập trung b́nh cao, nhưng suy thoái lại làm dấy lên “bóng ma” về bẫy thu nhập trung b́nh tại quốc gia này. Bên cạnh những số liệu tích cực, Trung Quốc vẫn có những vấn đề chưa thể giải quyết.
Cuối cùng, “bẫy Tacitus” dùng để chỉ t́nh trạng người dân đánh mất niềm tin vào đất nước.
Nói tóm lại, “ba cạm bẫy” mà Chủ tịch Tập Cận B́nh lo ngại là môi trường quốc tế nhen nhóm đẩy Mỹ và Trung Quốc vào trạng thái đối đầu, những thay đổi trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc và tâm lư bất ổn khó kiểm soát của môi trường dư luận trong nước.
Tốc độ tăng trường Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong năm 2022 chỉ đạt 3%. Đây là lần đầu tiên sau hơn 40 năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn tốc độ tăng trưởng của thế giới.
Những khó khăn của Trung Quốc được thể hiện trong thông điệp đưa ra tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương được tổ chức vào cuối năm 2022, trong đó khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2023 là phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, “ba cạm bẫy” nói trên có thể khiến quá tŕnh phục hồi này không dễ dàng.
Ba “ổn định”
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 1 vừa qua, GDP của Trung Quốc trong năm 2023 có thể đạt mức 5,2% và nước này cùng với Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy lạm phát tăng cao và tương lai của kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 đang thu hút sự chú ư của nhiều quốc gia.
Hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc xác định nền tảng của sự phục hồi kinh tế vẫn chưa vững chắc và nhu cầu đang giảm, cú sốc về nguồn cung và kỳ vọng suy yếu là ba vấn đề đáng lưu tâm hiện nay đối với quốc gia này. Để giải quyết, Chính phủ Trung Quốc xác định ba “ổn định” về tăng trưởng kinh tế, việc làm và giá cả là chính sách quan trọng hàng đầu.
Thông qua các chính sách tài khóa tích cực, Trung Quốc tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tạo ra các ngành công nghiệp mới để thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới sáng tạo công nghệ cốt lơi như trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính lượng tử, dữ liệu lớn và năng lượng mới.
Với số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học cao kỷ lục trong năm 2023 là 11,5 triệu người, ổn định việc làm đóng vai tṛ quan trọng hàng đầu. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ được triển khai thận trọng để kiềm chế lạm phát. Trong bối cảnh đó, lần lượt các chính quyền địa phương đă công bố mục tiêu tăng trưởng cho năm 2023 (thấp nhất là Thiên Tân với 4% và cao nhất là Hải Nam với 9,5%) để hợp lực cùng với chính phủ vực dậy nền kinh tế.
Theo Giáo sư Aoyama, khôi phục niềm tin là ch́a khóa của tương lai kinh tế Trung Quốc. Nếu chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ Trung Quốc không nhận được sự tin tưởng của thị trường th́ các nhà đầu tư và người tiêu dùng sẽ cảm thấy do dự. Niềm tin vào chính phủ, vốn là từ khóa để thoát “bẫy Tacitus”, cũng là ch́a khóa để mở rộng nhu cầu trong nước và xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, niềm tin của thị trường cũng giúp giảm thiểu “bẫy Thucydides”. Tháng 10 năm ngoái, Mỹ đă thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất và công nghệ bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc và truyền thông gần đây đă xác nhận Nhật Bản, Hà Lan sẽ tham gia kế hoạch này của Mỹ. Do đó, bên cạnh việc kêu gọi các nước phương Tây “tách rời chính trị và kinh tế” th́ Trung Quốc cần kích thích động lực của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc thị trường.
Từ lâu, cải cách cơ cấu kinh tế được xem là giải pháp để Trung Quốc tránh “bẫy thu nhập trung b́nh”. Tuy nhiên, sự ảm đạm của thị trường bất động sản và t́nh h́nh tài chính khó khăn của các địa phương đang là rào cản lớn.
Dự kiến, quản lư kinh tế thận trọng là giải pháp cần thiết để Trung Quốc thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế như tái thiết tài chính địa phương, điều chỉnh cơ cấu thị trường bất động sản và xây dựng hệ thống an sinh xă hội phù hợp với bối cảnh lực lượng lao động giảm do già hóa dân số.