Nhờ cuộc cách mạng này, Washington có thể “rảnh tay” trừng phạt các nước như Iran và Venezuela mà không cần phải lo ngại về chuyện cử tri phàn nàn giá xăng tăng.
Khi tiến vào cảng Wilhelmshaven của Đức hồi tháng trước, tàu chở dầu khổng lồ dài 274m mang tên Decathlon đă trở thành bằng chứng rơ ràng nhất thể hiện sức mạnh địa chính trị của nước Mỹ.
Vài ngày trước đó, lệnh cấm vận mà EU áp đặt lên dầu thô Nga chính thức có hiệu lực, đe dọa sẽ khiến thị trường năng lượng toàn cầu gặp thêm nhiều rắc rối. Khi những thùng dầu được dỡ xuống từ Decathlon, dầu Mỹ đến thật đúng lúc, giúp phần nào giải tỏa “cơn khát” của thị trường năng lượng châu Âu.
Chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga thực hiện tại Ukraine đă thổi bùng lên 1 cuộc khủng hoảng năng lượng trên phạm vi toàn cầu mà trong đó Mỹ chính là bên hưởng lợi nhiều nhất. Trong lúc Nga và châu Âu căng thẳng làm ḍng chảy dầu mỏ giữa hai bên bị gián đoạn, Mỹ tăng cường xuất khẩu sang cả 2 thị trường này.
Theo số liệu từ OilX, khoảng 500 tàu chở dầu chất đầy dầu Mỹ đă tới châu Âu kể từ tháng 2/2022 đến nay. 2022 cũng là năm mà Mỹ lập kỷ lục về xuất khẩu dầu thô.
Sự kiện này c̣n đánh dấu thời kỳ cực thịnh của cuộc cách mạng dầu đá phiến. Sau 15 năm bùng nổ, kỹ thuật fracking đă giúp Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới ngoài vị thế là nước tiêu thụ nhiều nhất. Đối với kinh tế toàn cầu, có thể nói dầu đá phiến đă bơm vào 1 gói kích thích khổng lồ bằng cách giữ giá dầu ở mức thấp.
C̣n trên phương diện địa chính trị, nhờ cuộc cách mạng này, Washington có thể “rảnh tay” trừng phạt các nước như Iran và Venezuela mà không cần phải lo ngại về chuyện cử tri phàn nàn giá xăng tăng.
Trong khi gần đây các nền kinh tế phát triển khác đau đầu v́ giá khí đốt và giá nhiên liệu tăng dựng đứng, nguồn cung dồi dào mà dầu đá phiến cung cấp suốt 15 năm qua đă giúp nước Mỹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dầu đá phiến cũng giúp thị trường dầu thô toàn cầu không c̣n biến động mạnh trước các sự kiện chính trị. Kể cả khi phong trào Mùa xuân Ả Rập khiến các nhà sản xuất ở Trung Đông bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay khi các cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Iraq và vùng bán đảo Ả Rập bị tấn công.
Ngày nay, dầu Mỹ chảy vào châu Âu đang buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải tính toán lại những nước đi trên bàn cờ năng lượng.
Lượng dầu mà Mỹ xuất khẩu đi đă tăng mạnh trong những năm gần đây (cột màu xanh)
Không có nơi nào minh họa rơ nét về câu chuyện thành công của dầu đá phiến tốt hơn khu vực Bakken ở bang North Dakota. Trong những năm 2010, sản lượng của bang này đă tăng vọt hơn 7 lần, lên 1,5 triệu thùng/ngày, nhiều hơn cả một số thành viên OPEC.
Nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ lực vốn tẻ nhạt của North Dakota bỗng chốc tràn đầy sức sống. Nhờ đó, Horold Hamm, người luôn tin rằng có thể t́m thấy “vàng đen” ở dưới những cánh đồng, đă trở thành tỷ phú.
Giá dầu lao dốc năm 2014 khiến ngành này bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, cú sốc đại dịch Covid-19 năm 2020 là “đ̣n chí mạng”, làm các công ty phá sản hàng loạt.
Sản lượng của vùng Bakken giảm xuống chỉ c̣n hơn 1 triệu thùng/ngày và đến nay vẫn giữ nguyên ở đó. Chỉ có 39 giàn khoan đang hoạt động tại mỏ này trong tuần đầu của tháng 1, trong khi 10 năm trước có tới hơn 200 giàn. Công ty Continental Resources của Hamm phải tới các vùng khác để t́m kiếm.
Hiện bể dầu Permian ở New Mexico và Texas đang nổi lên là những vùng khai thác sôi động nhất. Những tháng gần đây, sản lượng liên tục lập kỷ mới, củng cố vị thế khu vực khai thác cho năng suất cao nhất thế giới. Mức lương hậu hĩnh giúp thu hút những tài xế, thợ khoan và thợ lắp đặt đường ống quay trở lại các thị trấn dầu mỏ như Midland và Odessa của Texas.
Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn được đà lao dốc. Trong giai đoạn 2011-2014, trung b́nh sản lượng dầu thô của Mỹ tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Từ 2009 – 2019, sản lượng tăng hơn gấp đôi, lên 13 triệu thùng/ngày. Sau đó đại dịch nổ ra khiến sản lượng lao dốc, nhiều giếng phải ngừng hoạt động, máy móc bị bỏ xó đến han rỉ và hàng chục ngh́n công nhân bị sa thải.
Bất chấp giá dầu đă tăng mạnh trong 18 tháng qua, hiện sản lượng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước dịch. EIA dự báo trong 12 tháng tới nguồn cung chỉ có thể tăng thêm 250.000 thùng/ngày, tương đương 2%.
Theo các chuyên gia phân tích, thời kỳ vàng son có thể sắp chấm dứt và c̣n kéo theo những hệ quả khôn lường. Chi phí cao và thiếu nhân công hiện là 2 yếu tố bất lợi nhất. Các nhà đầu tư phố Wall muốn được chia lợi nhuận chứ không phải tái đầu tư vào mỏ mới. Kể cả khi giá dầu ở mức 80 USD/thùng (là rất cao so với trung b́nh dài hạn), t́nh h́nh tài chính của các công ty dầu đá phiến vẫn không mấy sáng sủa, đặc biệt trong bối cảnh năng suất của các giếng mới ngày càng giảm.
Ngành dầu đá phiến đang phải đối mặt với rất nhiều “cơn gió ngược”. Kể cả ở bể Permian, nơi duy nhất có thể tăng sản lượng trong đại dịch, nhiều công ty cho biết nguồn tài nguyên đang dần đi đến cạn kiệt sau nhiều năm khai thác. Những ông lớn như Pioneer, Chevron, Devon Energy, ConocoPhillips vẫn có dự trữ ở mức tốt, nhưng các công ty nhỏ hơn đang gặp vấn đề.
Không giống như các phương pháp khai thác truyền thống, sản lượng của các giếng dầu đá phiến sẽ sụt giảm sau 1 hoặc vài năm hoạt động. Để có thể giữ sản lượng ổn định, các công ty phải liên tục t́m kiếm giếng mới. Trong 15 năm qua, người ta đă khoan hàng chục ngh́n giếng trên khắp nước Mỹ.
Năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, trung b́nh lượng dầu khai thác được từ 1 giếng mới sụt giảm so với năm trước đó. Một số người đổ lỗi nguyên nhân là do các chính sách không thuận lợi của chính quyền Tổng thống Biden, nhưng thứ rơ ràng nhất kéo lùi ngành này lại là các nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng.
Theo Goldman Sachs, nhân lực bị thiếu hụt trầm trọng, dẫn đến mức lương phải trả rất cao và càng khiến chi phí đội lên cao hơn nữa. Theo hăng tư vấn Enverus, năm ngoái chi phí để khoan 1 giếng tăng tới 30% so với 2021, và có thể tiếp tục tăng thêm 12% trong năm nay.
Năm 2019, trung b́nh chi phí chỉ là 7,3 triệu USD nhưng năm nay con số có thể lên đến 9 triệu USD. Chi phí khoan xuống độ sâu 100 feet tăng từ 75.000 USD trong năm 2020 lên 100.000 USD.
“Thời kỳ đỉnh cao của dầu đá phiến Mỹ đă chấm dứt. Mô h́nh này không c̣n là cỗ máy sản xuất chính nữa”, Scott Sheffield, CEO của Pioneer Natural Resources, nhà sản xuất dầu đá phiến lớn nhất nước Mỹ nói.
Nếu như kinh tế Trung Quốc không phục hồi mạnh và Nga vẫn xuất khẩu tốt bất chấp các lệnh trừng phạt, thị trường dầu toàn cầu sẽ không có nhiều xáo trộn. Tuy nhiên, cơn khát dầu của thế giới gần như là vô tận dù các chính phủ vẫn đang hết sức nỗ lực giảm khí thải và giảm carbon.
Tổ chức năng lượng quốc tế IEA dự đoán thế giới sẽ “đốt” thêm 1,7 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2023, đẩy con số lên mức kỷ lục gần 102 triệu thùng/ngày. Goldman Sachs mạnh tay hơn, dự báo nhu cầu sẽ tăng thêm 2,7 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu vượt 100 USD mỗi thùng.
Nếu trật tự thị trường dầu mỏ nhanh chóng bị đảo lộn, thế giới sẽ bước vào thời kỳ biến động. Rắc rối sẽ đến với các nước nhập khẩu nhiều dầu, nhưng lại là thời cơ để các nước OPEC tích lũy thêm quyền lực.
“Thế giới đă bị ru ngủ bởi sự thành công của cuộc cách mạng dầu đá phiến. Mỹ giành được quyền định đoạt giá dầu từ OPEC nhờ trở thành động lực tăng trưởng duy nhất của nguồn cung trên toàn cầu. Nhưng đột nhiên tất cả đă thay đổi”, Wil VanLoh, lănh đạo của Quantum Energy Partners, một trong những nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân lớn nhất trong ngành dầu đá phiến nhận xét.
VietBF @ Sưu tầm