Người bị khó nuốt sau đột quỵ nên tránh ăn món chua, cứng, dai; nên chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt, ăn từ từ.
Đột quỵ (tai biến mạch máu năo) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những tổn thương lâu dài, tàn tật và tử vong. Tùy thuộc vào khu vực năo bị tổn thương mà bệnh nhân có thể bị yếu liệt nửa người, khó nói, khó nuốt...
Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Hệ thống Pḥng khám Dinh dưỡng Nutrihome, đối với t́nh trạng khó nuốt sau đột quỵ, bên cạnh cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất, người bệnh cần lựa chọn thức ăn và cách ăn phù hợp, tránh hít sặc, phối hợp với phục hồi chức năng tập nuốt khoa học. Điều này rất quan trọng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, tránh mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, sớm tự chăm sóc bản thân.
T́nh trạng khó nuốt xảy ra khi người bệnh cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn người b́nh thường để đưa thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày. Khó nuốt có thể kèm theo các triệu chứng như ho sặc trong hoặc sau bữa ăn, thức ăn nghẹn khó trôi dính vào thành thực quản, nôn, nuốt kèm chảy nước mắt, tiết nhiều nước bọt, sụt cân không rơ nguyên nhân, suy dinh dưỡng...
Bác sĩ Trà Phương đưa ra một số lời khuyên dành cho người bệnh khó nuốt sau đột quỵ như sau:
Các thực phẩm cần tránh: Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm có vị chua mạnh, các món ăn có dấm, chanh, quất (tắc)...; các món khô như bánh quy, trứng luộc, bim bim, bánh ḿ... Các món có độ đàn hồi cao như trân châu, thạch rau câu dẻo...; các món có độ kết dính cao như các thực phẩm làm từ gạo nếp dẻo, bánh trôi, bánh chưng, bánh nếp, bánh dày... chỉ nên ăn ít, ăn từ từ. Các loại hạt như lạc, đậu đỗ nguyên hạt, hạnh nhân, hạt điều, hạt mè (vừng) và các thực phẩm dạng sợi dài như rau thái sợi, ḿ, miến, bún, bánh đa... cũng cần hạn chế.
Các món nên dùng: Người bệnh khó nuốt sau đột quỵ nên dùng các món mềm, dễ nhai, dễ nuốt như các món súp (súp bí đỏ, súp khoai tây...), các món cháo (tùy theo cấp độ như cháo hạt thô, cháo hạt tấm, cháo gạo vỡ, bột loăng...), các món từ sữa (sữa chua, váng sữa...). Các loại rau củ quả th́ có thể băm hoặc xay nhuyễn, nấu thành canh, súp cho người bệnh dùng.
Cháo, súp mềm dễ nuốt giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa. Ảnh: Freepik
Tư thế ăn: Khuyến khích tư thế ăn thẳng hàng (đầu, cổ, hông nằm trên cùng đường thẳng). Giường được nâng phần đầu lên 30, 45 hay 60 độ, kê thêm gối để hỗ trợ vị trí đầu và có thể dùng tay hỗ trợ giữ đầu của bệnh nhân khi cần thiết. Sau bữa ăn, giữ nguyên tư thế dựa giường này từ 30 phút đến 2 tiếng giúp tránh trào ngược.
Cách dùng th́a cho ăn: Bệnh nhân ăn uống bằng th́a có kích thước phù hợp, nuốt hết thức ăn trong miệng mới ăn miếng tiếp theo; di chuyển th́a ăn ở vị trí chiều ngang và song song với miệng. Người chăm sóc và người bệnh nên ngồi ăn ngang tầm mắt nhau.
Tốc độ cho ăn: Bệnh nhân ăn thức ăn lỏng cần dùng th́a ăn với lượng nhỏ, kiểm soát được.