Tương tự các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, ho gà, bạch hầu, chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu cho rằng hiệu quả miễn dịch của vaccine Covid-19 giảm dần theo thời gian, do đó cần tiêm nhắc lại kể cả mũi 5.
Ngày 8/2, ông Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm điều phối, đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng VN (Bộ Y tế), cho biết để pḥng ngừa các bệnh truyền nhiễm nói chung, thường phải tiêm vaccine mũi cơ bản và mũi nhắc lại. Ví dụ, vaccine cúm phải tiêm nhắc lại hằng năm.
"Với Covid-19, sau một thời gian miễn dịch giảm đi, việc tiêm nhắc lại vẫn cần thiết, lịch tiêm phụ thuộc vào sự suy giảm hay đáp ứng miễn dịch của mỗi người, loại biến chủng có vô hiệu hóa vaccine hay không", ông Phu nói.
GS. Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam, hồi tháng 1 cũng khuyến cáo về tầm quan trọng của việc tiêm nhắc lại vaccine pḥng Covid-19. Chia sẻ với Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng, ông cho rằng các loại vaccine Covid-19 hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, Covid-19 vẫn c̣n là đại dịch và khả năng bảo vệ của các loại vaccine giảm dần theo thời gian.
"Điều này có nghĩa là mọi người cần tiêm nhắc lại liều thứ nhất hoặc liều thứ hai để đảm bảo có đủ khả năng bảo vệ, không bị biến chứng bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm nCoV", ông Guy Thwaites nêu quan điểm và bày tỏ ủng hộ chính sách tiêm mũi nhắc lại cho người trên 50 tuổi, người lớn bị suy giảm miễn dịch và những người có nguy cơ phơi nhiễm virus cao.
Theo ông, hai liều vaccine cơ bản không đủ để bảo vệ những người cao tuổi dễ bị tổn thương do Covid-19 dù họ từng mắc hay chưa, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường và các bệnh nền khác có thể suy giảm miễn dịch. Do đó, các nhóm trên cần phải tiêm nhắc lại vaccine hằng năm để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ lây lan những biến chủng mới của Covid-19.
Đến nay, Việt Nam vẫn sử dụng kết quả nghiên cứu hiệu quả vaccine Covid-19 trên thế giới để tham khảo khi quyết định các biện pháp chống dịch và chính sách tiêm chủng. Theo đó, hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và tử vong của vaccine sau tiêm mũi 3 đạt khoảng 86% (ở tháng thứ nhất). Hiệu quả này giảm dần sau 6 tháng và giảm mạnh từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 (hiệu quả bảo vệ ở tháng thứ 6 c̣n khoảng 70%). Sau khi tiêm mũi 4, vaccine tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong khoảng từ 9% đến 28% so với tiêm mũi 3.
Đặc biệt, theo ông Phu, hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn coi Covid-19 là "t́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu", chưa kết thúc. Dịch vẫn diễn biến khó lường nên vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong pḥng, chống dịch. V́ vậy, việc các mũi tiêm nhắc lại phụ thuộc vào khuyến cáo của WHO và chỉ đạo của Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế, đến ngày 6/2, hơn 17,5 triệu liều vacicne nhắc lại lần hai (mũi 4) được tiêm, trong số hơn 223,7 triệu liều đă tiêm cho người từ 18 tuổi. Việt Nam đang kiểm soát ổn định được dịch Covid-19. Kết quả này có phần quan trọng của việc bao phủ vaccine rộng khắp, 100% người từ 18 tuổi có chỉ định đă tiêm ít nhất hai mũi cơ bản, nhiều người đă tiêm mũi 3, mũi 4.
"Nhiều người đă mắc Covid-19 cũng có miễn dịch tự nhiên, đồng thời mũi nhắc lại góp phần củng cố miễn dịch", ông Phu nói và khuyến cáo người dân cần tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, bao gồm các mũi bổ sung, mũi nhắc lại.
Trước câu hỏi "có cần tiêm mũi tiếp theo sau khi đă tiêm đủ 4 mũi vaccine Covid-19" (tức mũi 5), ông Phu cho rằng có thể tiêm để củng cố miễn dịch với những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch...
Một chuyên gia dịch tễ giấu tên nói rằng việc khuyến cáo tiêm rộng răi mũi 5 cần dựa trên diễn biến dịch tễ. Tuy nhiên, "Việt Nam tuyệt đối không được chủ quan mà cần theo dơi, tham khảo các nước về các mũi tiêm tiếp theo để có khuyến cáo phù hợp", chuyên gia này chia sẻ.
Nhân viên y tế lấy vaccine Covid-19 để tiêm. Ảnh: Quỳnh Trần
Thực tế, các nước hiện chưa tiêm mũi 5. Tháng 11 năm ngoái, Nhóm Tư vấn Kỹ thuật về Tiêm chủng Australia (ATAGI) khuyến cáo nước này chưa nên tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 5. Khuyến cáo đưa ra sau khi nước này xem xét dữ liệu Covid-19 ở Singapore, nhận thấy số ca nhiễm nặng và tử vong rất hiếm xảy ra.
"ATAGI đă xem xét bằng chứng quốc tế cũng như dữ liệu địa phương về số lần tiêm chủng, số trường hợp mắc bệnh trong đại dịch và quyết định không đề xuất liều thứ 5", Bộ trưởng Y tế Australia Mark Butler nói.
Đến nay, WHO cũng chưa khuyến cáo tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 5 đại trà trên thế giới. Tuy nhiên, WHO cho biết có thể sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna cho liều 5. Theo đó, liều tăng cường vaccine nên tiêm dựa trên bằng chứng về số ca nhập viện, bệnh nặng và tử vong.
Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vừa công bố người Mỹ có thể được tiêm vaccine Covid-19 một năm một lần. Trong tài liệu tại cuộc họp ngày 23/1, phác đồ này sẽ giống với vaccine pḥng cúm. Các nhà khoa học sẽ xác định chủng virus có thể hoạt động mạnh, chiếm ưu thế vào mùa đông và mùa xuân năm sau. Tiếp đến, họ phát triển loại vaccine nhắm vào chủng đó.
FDA sẽ lựa chọn công thức vaccine vào tháng 6 hàng năm, kịp thời sản xuất và triển khai vào tháng 9, như một phần của chiến dịch tiêm chủng định kỳ.
Tại Việt Nam, theo thống kê, trong 20 ngày gần đây ghi nhận khoảng 50 ca, thậm chí có ngày dưới 20 ca. Bộ Y tế nhận định trong bối cảnh sống chung với Covid-19 hiện nay, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, né tránh miễn dịch, nên diễn tiến dịch thời gian tới chưa ổn định và khó dự đoán.
Tính đến ngày 7/2, Việt Nam ghi nhận 11,5 triệu ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lănh thổ, b́nh quân cứ một triệu người có hơn 116.000 ca nhiễm.
VietBF@sưu tập