Ngày 8/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đă đến thăm các vùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất ngày 6/2 tại miền nam nước này để đánh giá thiệt hại, cũng như các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ, trong bối cảnh số nạn nhân thiệt mạng trong động đất ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria đă vượt quá 11 ngh́n người.

Lực lượng cứu hộ t́m kiếm tại địa điểm của 1 ṭa nhà bị hư hại sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 8/2/2023. (Ảnh: Reuters)
Ông Erdogan đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp ở 10 tỉnh và phái quân đội đến trợ giúp các địa phương bị ảnh hưởng. Hai ngày sau động đất, ông đă đến thành phố Kahramanmaras gần tâm chấn để tận mắt chứng kiến sức tàn phá do trận động đất mạnh gây ra. Đây là chuyến thăm thực địa đầu tiên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới khu vực bị tàn phá kể từ khi động đất xảy ra.
Phát biểu với các phóng viên trong tiếng c̣i cấp cứu liên tục vang lên sau khi đến thăm các lều tạm do Cơ quan Ứng phó thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) dựng lên, ông Erdogan cho biết đă có vấn đề về đường sá, sân bay và nguồn cung nhiên liệu, nhưng cam kết mọi việc sẽ trở nên tốt hơn trong những ngày tới.
Tổng thống Erdogan thừa nhận có một số vấn đề đối với phản ứng ban đầu được cho là khá chậm chạp của chính quyền trước thảm họa động đất làm rung chuyển miền nam nước này, đồng thời cho biết các hoạt động b́nh thường đă được nối lại.
"Vào ngày đầu tiên, chúng tôi gặp một số vấn đề nhưng sau đó sang ngày thứ hai và hôm nay t́nh h́nh đă được kiểm soát", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.
Ông Erdogan cũng công bố số liệu về ca tử vong v́ động đất ở nước này đă tăng lên 8.574 người. Trong khi đó, số liệu từ AFAD cho biết số người bị thương là trên 38 ngh́n người.
Ông Erdogan thông tin thêm rằng chính phủ đặt mục tiêu xây dựng nhà ở cho người dân bị mất chỗ ở do động đất tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng trong ṿng 1 năm tới, đồng thời khuyến cáo người dân chỉ nên tiếp nhận thông tin chính thức từ chính quyền.
Mang sức tàn phá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua, trận động đất có độ lớn 7,8 đă tàn phá các bệnh viện, sân bay và đường sá, đồng thời đánh sập hơn 6.400 ṭa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại nước láng giềng Syria, nơi đă bị tàn phá bởi 11 năm xung đột, con số tử vong được xác nhận đă tăng lên hơn 2.500 chỉ sau 1 đêm, nâng tổng số người thiệt mạng trong trận động đất đă tàn phá cả một vùng phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria lên con số hơn 11 ngh́n người.
Tuy nhiên, số thương vong dự kiến sẽ c̣n tăng lên khi hàng trăm ṭa nhà bị sập ở nhiều thành phố đă vùi lấp nhiều người dân vẫn c̣n đang ngủ khi trận động đất xảy ra vào sáng sớm ngày thứ hai.
Nhiều gia đ́nh ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đă trải qua đêm thứ hai trong cái lạnh cóng khi lực lượng cứu hộ trong t́nh trạng quá tải vẫn nỗ lực t́m kiếm, đào bới… để giải cứu những người c̣n mắc kẹt ra khỏi đống đổ nát.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, khoảng 13,5 triệu người dân nước này đă bị ảnh hưởng trong một khu vực kéo dài khoảng 450km từ Adana ở phía tây đến Diyarbakir ở phía đông.
Ở Syria, trận động đất c̣n gây thương vong đến tận các địa phương ở xa tâm chấn về phía nam như Hama.
Các quan chức viện trợ bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về t́nh h́nh ở Syria, nơi nhu cầu nhân đạo đang lớn hơn ở bất kỳ thời điểm nào kể từ khi nổ ra cuộc xung đột gây chia rẽ đất nước và làm phức tạp các nỗ lực cứu trợ.
Tại thị trấn Jandaris ở miền bắc Syria, nhân viên cứu hộ và người dân cho biết hàng chục ṭa nhà đă bị sập. Đứng chung quanh đống đổ nát của ṭa nhà 32 căn hộ, người thân của những người sống trong ṭa nhà cho biết họ không thấy ai c̣n sống. Việc thiếu thiết bị hạng nặng để di chuyển các tấm bê-tông lớn đang cản trở nỗ lực cứu hộ.
Ủy ban châu Âu ngày 8/2 cho biết, Syria đă yêu cầu sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) để ứng phó với thảm họa.
“Sáng sớm hôm nay, chúng tôi đă nhận được yêu cầu hỗ trợ từ chính phủ Syria thông qua cơ chế bảo vệ dân sự”, Cao ủy châu Âu về ứng phó khủng hoảng Janez Lenarcic nói với các phóng viên.
Ông Lenarcic cho biết các quốc gia thành viên EU được khuyến khích đóng góp hỗ trợ theo yêu cầu.
Một quốc gia có thể yêu cầu hỗ trợ thông qua Cơ chế bảo vệ dân sự của EU khi quy mô của trường hợp khẩn cấp hoặc thảm họa vượt quá khả năng ứng phó của đất nước.
Sau khi được kích hoạt, Trung tâm Điều phối ứng phó khẩn cấp của EU sẽ điều phối các hoạt động này, với nguồn hỗ trợ tài chính do các quốc gia thành viên EU và 8 quốc gia tham gia cơ chế này cung cấp.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, nước này sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp trị giá 30 triệu nhân dân tệ (4,4 triệu USD) cho Syria. Trong đó, 2 triệu USD viện trợ khẩn cấp sẽ đến dưới dạng hỗ trợ tài chính và được sử dụng để mua hàng cứu trợ khẩn cấp. Bà Mao Ninh đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc sẽ đẩy nhanh các dự án viện trợ lương thực hiện có đối với Syria.
Trước đó, Trung Quốc đă cam kết cung cấp đợt viện trợ khẩn cấp đầu tiên trị giá 40 triệu nhân dân tệ cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, theo đài truyền h́nh nhà nước CCTV, 1 đội cứu hộ do Trung Quốc cử đến đă đến sân bay Adana của Thổ Nhĩ Kỳ vào sáng sớm ngày 8/2.
CCTV cho biết thêm, đội cứu hộ gồm 82 thành viên mang theo 20 tấn vật tư, thiết bị y tế và cứu hộ khác, cùng 4 chó cứu hộ.
Nhóm này sẽ hợp tác với chính quyền địa phương, đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ, Liên hợp quốc và các cơ quan khác trong các nhiệm vụ như thiết lập 1 sở chỉ huy cứu hộ tạm thời, t́m kiếm cứu nạn và cung cấp hỗ trợ y tế.
Ngoài ra, CCTV cũng đưa tin, các đội cứu hộ dân sự với số lượng khoảng 52 người từ các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Giang Tây và Chiết Giang cũng đang hướng tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ để tiến hành công tác cứu hộ.