2023 sẽ là thời kỳ khó khăn cho các quốc gia trên thế giới nếu cạn kiệt vật thể này.
Một nhà phân tích cho biết, việc khan hiếm đồng sẽ gia tăng mạnh trong suốt năm 2023. Thậm chí, t́nh trạng này có thể kéo dài tới năm 2030. Hiện nay, nguyên nhân khiến thế giới đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu đồng này là do nguồn cung cấp ở Nam Mỹ càng ngày càng khó khăn cũng như nhu cầu sử dụng tăng mạnh.
Đồng là kim loại có tính chất vạt lư khá mềm dẻo. Nhu cầu với đồng vốn được coi là thước đó cho sức khoẻ của nhiều nền kinh tế thế giới. Nguyên nhân là bởi con người có thể sử dụng đồng cho nhiều mục đích khác nhau như dùng cho thiết bị điện và máy móc công nghiệp.
Tuy nhiên, sản lượng đồng bị siết chặt có thể là dấu hiệu cho thấy lạm phát toàn cầu có khả năng tệ hơn trong tương lai, buộc các ngân hàng trung ương phải duy tŕ lập trường Hawkish (chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lăi suất để chống lạm phát) trong thời gian dài hơn.
Robin Griffin, Phó chủ tịch của công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie, cho biết: “Chúng tôi đă dự đoán thế giới sẽ thiếu hụt đồng nghiêm trọng cho đến năm 2030”. Ông cho rằng, phần lớn nguyên nhân là do t́nh trạng bất ổn đang diễn ra ở Peru. Đồng thời, ngành chuyển đổi năng lượng đang có một lượng lớn nhu cầu đối với đồng và kim loại này đóng vai tṛ lớn .
Robin cũng cho biết thêm, khi xảy ra bất ổn chính trị, một số địa điểm khai thác sẽ phải đóng cửa hoặc gặp gián đoạn, điều này sẽ khiến nguồn cung bị ảnh hưởng.
Peru gặp khó khăn
Peru là một quốc gia Nam Mỹ, chiếm 10% nguồn cung cấp đồng toàn cầu. Tuy nhiên kể từ khi cựu Tổng thống Pedro Castillo bị phế truất vào tháng 12 năm ngoái, quốc gia này đă trải qua nhiều cuộc biểu t́nh.
V́ vậy, vào ngày 20/1/2023, tập đoàn Glencore đă thông báo rằng họ đang tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ đồng Antapaccay ở Peru, sau khi nhiều người biểu t́nh cướp phá và phóng hỏa cơ sở của họ.
Ngoài ra, Chile - nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm 27% nguồn cung toàn cầu, đă ghi nhận mức giảm 7% sản lượng trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước.
“Nh́n chung, chúng tôi cho rằng, Chile có thể sẽ sản xuất ít đồng hơn từ năm 2023 đến năm 2025”, Goldman Sachs cho biết vào ngày 16/1.
Tuy nhiên, một nhà quan sát thị trường đă cảnh báo rằng thế giới không nên quá chú tâm vào các vấn đề này. Timna Tanners, Giám đốc điều hành tại Wolfe Research cho biết: “Việc gián đoạn nguồn cung là điều b́nh thường và tôi không nghĩ rằng chúng ta nhất thiết phải để ư quá nhiều về nó”.
Nhu cầu tiêu thụ đồng tăng cao
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại, sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng và ô tô chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu đối với kim loại dẻo này.
Timna Tanners cũng cho biết thêm, hiện tượng điện khí hóa phát triển hơn có thể sẽ kéo nhu cầu đồng gia tăng. Điện khí hóa ô tô là quá tŕnh cung cấp năng lượng cho xe bằng điện.
Thay v́ sử dụng các bộ phận hoạt động dựa trên nguồn năng lượng truyền thống th́ các nhà sản xuất sẽ lựa chọn những bộ phận hoạt động bằng điện. Điện khí hóa ô tô tập trung vào hệ thống truyền động bằng pin lithium, hybrids, nhiên liệu hydrogen... Và đồng là một kim loại quan trọng trong hoạt động sản xuất này.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ô tô điện vào năm 2021 đă tăng hơn gấp đôi so với năm trước, nâng tổng số xe điện trên thế giới lên khoảng 16,5 triệu chiếc. Điều đó có nghĩa là thị trường ô tô điện đă phát triển mạnh mẽ. Điều này đă khiến đồng được khai thác triệt để, nhiều nhà sản xuất "giành giật" và t́nh trạng khan hiếm sẽ càng gia tăng.
Ngoài ra, Tina Teng cũng nói thêm: “Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ càng đẩy giá đồng lên cao hơn nữa do thiếu hụt nguồn cung”.
VietBF @ Sưu tầm