1/26
Danh sách những doanh nghiệp lãi tỷ USD tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của PVN, Viettel, Vietcombank và đón thêm một số tên tuổi mới.
Năm 2022, phần lớn doanh nghiệp đều phải đối mặt với nhiều biến động, khó khăn bủa vây như ảnh hưởng từ chiến sự Nga – Ukraine, giá cả, lãi suất tăng, khó tiếp cận nguồn vốn... Tuy nhiên, một số tập đoàn kinh tế nhà nước, ngân hàng top đầu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh và đạt lợi nhuận tỷ USD hoặc tiệm cận mức này.
Những biến động trên thị trường mang đến cơ hội cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thiết lập nhiều kỷ lục, trong đó có mức lợi nhuận cao nhất 61 năm phát triển ngành dầu khí. Năm ngoái, doanh thu và lãi hợp nhất của ông lớn ngành dầu khí này lần lượt đạt 931.200 tỷ đồng (gần 40 tỷ USD) và 82.200 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD).
Theo Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, PVN đạt được các kỷ lục này nhờ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính tăng 3-26%. Cùng đó, giá dầu tăng cao trong năm 2022 (bình quân giá dầu Brent là 101 USD một thùng), việc tận dụng tốt cơ hội kinh doanh và đổi mới quản trị, nỗ lực của hơn 60.000 người lao động... cũng là những lý do giúp tập đoàn lãi đột biến.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng lãi cao nhất từ năm 2017 đến nay với lợi nhuận trước thuế 43.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,8 tỷ USD. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quân đội khoảng 38.000 tỷ đồng, tương đương mức trước dịch năm 2019.
Lợi nhuận trước thuế 5 năm qua của hai tập đoàn nhà nước PVN và Viettel
tỷ đồng
47 10047 100
44 00044 000
17 50017 500
45 00045 000
82 20082 200
37 31037 310
38 17638 176
39 37239 372
36 90836 908
43 10043 100
PVN
Viettel
2018
2019
2020
2021
2022
0
25k
50k
75k
100k
VnExpress
Năm ngoái, Viettel ghi nhận tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực như viễn thông, đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển đổi số và sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Doanh thu hợp nhất của tập đoàn này tăng 6,1% lên khoảng 163.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên Viettel hoạt động dưới sự điều hành của thế hệ lãnh đạo mới như Chủ tịch Tào Đức Thắng và nhiều cán bộ trẻ được bổ sung.
Hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel lần đầu tiên ghi nhận doanh thu dịch vụ đạt hơn 70.000 tỷ đồng, gần 3 tỷ USD – tương đương với nguồn thu từ lĩnh vực viễn thông trong nước. Nhờ đó, nguồn ngoại tệ chuyển về Việt Nam trong năm 2022 lên tới gần 500 triệu USD - cao nhất trong 5 năm vừa qua. Lũy kế đến hết năm ngoái, Viettel đã chuyển về nước gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.
Với ngành ngân hàng, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận khi lãi riêng lẻ tăng gần 40% lên 36.770 tỷ đồng, trên 1,5 tỷ USD. Ba đơn vị còn trong nhóm "Big 4" cũng tăng trưởng mạnh năm vừa qua giúp lợi nhuận xấp xỉ ngưỡng một tỷ USD. Trong đó, BIDV bứt phá nhất với mức lợi nhuận riêng lẻ tăng trưởng gần 80%, lên hơn 22.500 tỷ đồng. Vietinbank và Agribank cũng ghi nhận mức lãi từ 20.000 tỷ đồng trở lên.
Dù chưa công bố kết quả kinh doanh 2022, một số nhà băng tư nhân cũng "sáng cửa" đạt mức lợi nhuận tỷ USD như Techcombank, VPBank. Bởi hai ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm ngoái lần lượt 27.000 tỷ và gần 30.000 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm ngoái, Techcombank đã lãi 20.800 tỷ, còn VPBank lãi khoảng 19.800 tỷ đồng. Techcombank năm ngoái cũng đã trở thành ngân hàng thứ hai sau Vietcombank đạt mức lợi nhuận tỷ USD khi lãi gần 23.240 tỷ đồng. Nhìn chung, lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng tốt nhờ nhờ tín dụng tăng cao nhất nhiều năm qua và nguồn thu ngoài lãi.
Tỷ đồng
Lợi nhuận 3 năm gần đây của nhóm "Big 4" ngân hàng cùng Techcombank,VPBank
*Năm 2022: Techcombank, VPBank kết quả 9 tháng
22 52622 526
26 45726 457
36 77036 770
8 3308 330
12 60412 604
22 56022 560
16 47716 477
16 86016 860
20 50020 500
12 96612 966
14 50214 502
20 00020 000
13 00013 000
14 58014 580
19 80019 800
15 80015 800
23 24023 240
20 80020 800
Vietcombank
BIDV
Vietinbank
Agribank
VPBank*
Techcombank*
2020
2021
2022
0
5k
10k
15k
20k
25k
30k
35k
40k
Năm ngoái, danh sách những doanh nghiệp lãi tỷ USD mất đi Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Năm 2021, doanh nghiệp của "vua thép" Trần Đình Long lãi ròng kỷ lục hơn 34.500 tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD). Tuy nhiên, sóng gió ập đến với Hoà Phát từ giữa năm và khiến tập đoàn này lỗ 1.800 tỷ đồng trong quý III/2022. Trong quý cuối năm, Hoà Phát tiếp tục lỗ thêm gần 2.000 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận cả năm ngoái của họ chỉ hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
|