Bản tin các nhà khoa học nguyên tử thế giới công bố đă chuyển kim đồng hồ ngày tận thế đến thời điểm 90 giây trước khi đến 12h đêm kể từ ngày 24-1 (giờ địa phương).
Đồng hồ ngày tận thế ở mức 90 giây có nghĩa là chúng ta đang sống trong giai đoạn nguy hiểm chưa từng có.
Đánh dấu 'giờ tận thế' của toàn cầu được quy chuẩn ở khung 12h đêm. Đồng hồ ngày tận thế năm 2023 được đặt ở vị trí 90 giây trước 12h đêm. Kể từ khi thiết lập đồng hồ ngày tận thế, đây là thời khắc gần nhất với thảm họa tận thế của nhân loại.
Trong giai đoạn 2020 - 2022, đồng hồ ngày tận thế đă được đặt ở thời điểm 100 giây trước khi đến 12h đêm. Như vậy, năm 2023, kim đồng hồ đă nhích nhanh hơn 10 giây đến 12h đêm ngày tận thế.
Tuy nhiên, hậu quả của việc chuyển kim đồng hồ đến gần ngày tận thế hơn không chỉ do cuộc chiến Ukraine và nguy cơ leo thang hạt nhân ngày càng tăng. Nguyên nhân kế tiếp, c̣n do các mối đe dọa liên tục do khủng hoảng khí hậu gây ra. Cuối cùng là các mối đe dọa sinh học như dịch COVID-19.
Tiến sĩ Rachel Bronson, chủ tịch và giám đốc điều hành của Bản tin các nhà khoa học nguyên tử, cho biết: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm chưa từng có và thời gian của đồng hồ ngày tận thế phản ánh thực tế đó. Đó là một quyết định mà các chuyên gia của chúng tôi không hề xem nhẹ".
Thời gian của đồng hồ ngày tận thế được Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử thiết lập, với sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo trợ bản tin, bao gồm 10 người đoạt giải Nobel.
Bà Mary Robinson, chủ tịch The Elders - tổ chức của "các nhà lănh đạo toàn cầu độc lập làm việc cùng nhau v́ ḥa b́nh và nhân quyền", do cố Tổng thống Nelson Mandela tập hợp từ năm 2007, cho biết:
“Đồng hồ ngày tận thế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn nhân loại. Chúng ta đang trên bờ vực thẳm".
Ông Ban Ki Moon, phó chủ tịch Hội Người cao tuổi toàn cầu và nguyên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, cho biết: “Ba năm trước, tôi đă góp phần đưa kim đồng hồ ngày tận thế di chuyển dần về cuối. Hôm nay, thậm chí chúng c̣n gần đến 12h đêm hơn. Điều này cho thấy thế giới của chúng ta đă trở nên nguy hiểm hơn".
Ông Elbegdorj Tsakhia, cựu tổng thống Mông Cổ và là thành viên của The Elders, nói thêm: “Chúng ta cần một phản ứng tập thể bắt nguồn từ tinh thần và giá trị của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Có vậy mới đưa chúng ta trở lại con đường cùng tồn tại ḥa b́nh và phát triển bền vững".
VietBF @ Sưu tầm