Phó tổng IMF hiến kế cách kinh tế Việt Nam 'vượt sóng'. Nhà lănh đạo IMF khẳng định Việt Nam đă có những chính sách tiền tệ phù hợp trong thời dịch. Nhưng áp lực lạm phát và thách thức đối với tăng trưởng đang gia tăng.
Thảo Cao Thứ hai, 23/1/2023 06:00 (GMT+7)
Trong cuộc phỏng vấn với Zing dịp Tết Nguyên đán, bà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - chia sẻ "muốn dành những lời chúc tốt đẹp cho mọi người ở Việt Nam".
"Chúc mọi người một năm mới b́nh an và phát đạt", bà nói.
Bà khẳng định Việt Nam làm rất tốt trong cả tăng trưởng kinh tế lẫn ổn định lạm phát vào năm 2022. "Việt Nam đă có những chính sách tiền tệ phù hợp trong thời kỳ đại dịch, giúp duy tŕ các hoạt động kinh tế và hỗ trợ quá tŕnh hậu đại dịch", vị lănh đạo IMF nhận xét.
Nhưng theo bà, để đối phó với những thách thức từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế trong năm 2023, các cơ quan quản lư cần đưa ra những chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp.
Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng
"Trong nửa cuối năm 2022, áp lực lạm phát đối với Việt Nam đă gia tăng. Để b́nh ổn giá cả, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lăi suất", bà nhận định với Zing.
"Việt Nam đang bước vào một năm 2023 đầy thử thách. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng GDP của đất nước sẽ giảm c̣n 5,8% trong năm nay. C̣n lạm phát vào khoảng 4,5-5%", bà dự báo.
Năm 2023, Quốc hội đặt mục tiêu GDP tăng khoảng 6,5%, giảm so với năm 2022 và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) b́nh quân 4,5%, tăng so với năm 2022.
Theo bà Sayeh, các chính sách đối với tỷ giá hối đoái cũng đóng vai tṛ quan trọng và giúp chống chịu những cú sốc bên ngoài.
Tuy nhiên, bà cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần cẩn trọng trong việc bán can thiệp ngoại tệ quá nhiều và gây ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối, vốn có thể cần thiết để đối phó với những cú sốc trong tương lai.
Bà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành IMF. Ảnh: Thành Đông.
Trả lời Zing về ảnh hưởng từ đà tăng của USD, bà cho biết chúng ta đă chứng kiến một số tác động đối với Việt Nam vào năm ngoái do USD mạnh lên. "Các chính sách tiền tệ có thể được thắt chặt hơn nữa, nhưng Việt Nam cũng ứng phó với biến động tỷ giá một cách linh hoạt", vị phó tổng giám đốc IMF nhận xét.
"Chúng tôi tin rằng các cơ quan quản lư của Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo hướng này nếu sức ép lạm phát gia tăng vào năm nay. Và điều đó có thể giảm bớt tác động từ đà tăng của đồng bạc xanh", bà nói thêm.
Về khía cạnh tài khóa, bà cho rằng Chính phủ cần thúc đẩy các kế hoạch về phục hồi, đầu tư công đối với cơ sở hạ tầng vật lư lẫn kỹ thuật số, từ đó hỗ trợ tăng trưởng.
Theo Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội; năm 2023, t́nh h́nh quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Trong nước, sức ép lạm phát, tỷ giá, lăi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp.
Chính sách tài chính cần đi cùng với chính sách tiền tệ để b́nh ổn giá cả
Bà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành IMF
"Quy mô nền kinh tế nước ta c̣n khiêm tốn nhưng độ mở lại lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài hạn chế", Nghị quyết nêu.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế thế giới đang xấu đi. Nói với CNBC hôm 17/1, bà Kristalina Georgieva - Tổng giám đốc điều hành IMF - cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu "sẽ chạm đáy vào năm nay" rồi phục hồi trong năm 2024. Kể từ tháng 10/2021, IMF hạ dự báo tăng trưởng tổng cộng 3 lần.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, WB nhận định tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại đáng kể do lạm phát tăng cao, lăi suất tăng, đầu tư giảm và gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine. Nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng 1,7% vào năm 2023 và 2,7% trong năm 2024.
Fitch Ratings (FR) cũng điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ mức 1,7% xuống 1,4%. C̣n trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 11/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn và sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 2,2% năm nay.
Kinh tế Việt Nam do đó chịu tác động tiêu cực. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam sẽ giảm c̣n 6,3% do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang những thị trường lớn chậm lại.
Đẩy mạnh số hóa
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ xác định 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, bao gồm tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Theo đó, Việt Nam cần thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài ḥa với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Dự thảo nhấn mạnh việc tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi t́nh huống.
Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương tŕnh, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm; nâng cao năng suất, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Việt Nam cũng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ.
Trong cuộc phỏng vấn với Zing, phó tổng giám đốc điều hành IMF cũng cho rằng "số hóa có tác động lớn tới đà tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam".
"Các nhà chức trách cần hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hơn nữa, đồng thời nâng cao kỹ năng của người lao động nhằm đảm bảo rằng họ có thể thích nghi với những lĩnh vực, công nghệ mới", bà khuyến nghị.
Hơn nữa, theo bà, để đẩy mạnh số hóa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn, giảm bớt những thủ tục và quy định trong các hoạt động, đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ giữa những doanh nghiệp FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và công ty trong nước.
"Điều đó đ̣i hỏi Việt Nam giảm bớt các rào cản thương mại và pháp lư nhằm thúc đẩy sự gắn kết giữa các doanh nghiệp nội địa và khu vực FDI", bà nhận định.
VietBF@ sưu tập
|
|