Màu xanh hiện đă trở lại với tất cả các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ.
12-01-2023 Quên CPI đi, đây mới là chỉ báo đang được giới chuyên gia đầu tư Mỹ và chủ tịch...
Kết thúc phiên giao dịch 12/1, Dow Jones đóng cửa với mức tăng 216,96 điểm, tương đương 0,64% lên 34.189,97 điểm. S&P 500 cũng tăng 13,56 điểm, tương đương 0,34% lên 3.983,17 điểm. Nasdaq cũng tăng nhẹ 69,43 điểm, tương đương 0,64% lên 11.001,11 điểm.
Dù có nhiều biến động nhưng cuối cùng, màu xanh vẫn trở lại với chứng khoán Mỹ. Trước đó, vào lúc 22h22 theo giờ Hà Nội, Dow Jones tăng 116,09 điểm, tương đương 0,34%. S&P 500 cũng tăng 3,81 điểm, tương đương 0,1% c̣n Nasdaq tăng 9,22 điểm, tương đương 0,08%. Russell 2000, vốn bao gồm các doanh nghiệp vốn hóa nhỏ, lại đang tăng gần 1%.
Đà tăng này lại càng trở nên đáng kể hơn khi không lâu trước đó, Dow Jones có lúc mất tới gần 200 điểm trong khi S&P 500 và Nasdaq cũng mất tới gần 1%.
Vào lúc 21h45 , Dow Jones giảm 154 điểm, tương đương 0,45% xuống c̣n 33.819,67 điểm. S&P 500 giảm 27 điểm, tương đương khoảng 0,67% c̣n Nasdaq cũng giảm 102,8 điểm, tương đương 0,94%.
Cú giảm hồi đầu phiên khiến chứng khoán Mỹ không thể duy sự hưng phấn trước giờ giao dịch. Vào lúc 21h theo giờ Hà Nội, Dow Jones Futures tăng 185 điểm, tương đương khoảng 0,54%, S&P 500 futures tăng 21,7 điểm, tương đương 0,55% c̣n Nasdaq futures tăng 67 điểm, tương đương khoảng 0,63%. Diễn biến này tới sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố thông tin tích cực về CPI của Mỹ.
Cụ thể, CPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng đă tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà kinh tế coi CPI như một chỉ báo lạm phát.
Trong khi đó, CPI tổng thể giảm 0,1% so với tháng trước khi chi phí năng lượng rẻ hơn. Đây là lần đầu tiên sau 2,5 năm, CPI của Mỹ giảm so với tháng trước đó dù vẫn c̣n tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Việc CPI tiếp tục giảm góp thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm bớt và có thể mở đường cho việc FED giảm tốc độ tăng lăi suất của họ trong cuộc họp kết thúc vào ngày 1/2 tới. Đó có thể là mức tăng lăi suất chỉ 0,25%.
Thực tế, nhu cầu ổn định của người tiêu dùng, đặc biệt là với các dịch vụ kết hợp với thị trường lao động tiếp tục khởi sắc có nguy cơ tiếp tục gây ra áp lực tăng giá.
V́ sao lạm phát kéo dài?
Theo tính toán, một người b́nh thường đă mất sức mua v́ tiền lương của họ tăng tốc chậm hơn nhiều so giá các loại hàng hóa mà họ mua. Sau khi tính tới lạm phát, Bộ Lao động Mỹ cho biết lương theo giờ thực ra đă giảm 1,7% trong năm qua. Một hộ gia đ́nh điển h́nh cần chi thêm 371 USD mỗi tháng để mua hàng hóa và dịch vụ tương tự họ mua hồi năm ngoái.
Một nền kinh tế khỏe mạnh thường trải qua một mức độ lạm phát nhỏ mỗi năm. FED đặt mục tiêu giữ lạm phát ở mức khoảng 2% hàng năm. Tuy nhiên, giá bắt đầu tăng với tốc độ chóng mặt trong kỷ nguyên tiền rẻ đầu năm 2021, khi nền kinh tế bắt đầu hấp thu lượng tiền khổng lồ mà nhà chức trách Mỹ bơm ra nhằm ngăn tác động của đại dịch. Nó cũng chấm dứt chuỗi nhiều năm lạm phát thấp ở Mỹ.
Khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại, t́nh trạng mất cân đối cung cầu càng thúc đẩy lạm phát, ban đầu chỉ là ở những mặt hàng như ô tô đă qua sử dụng. Sau đó, nó lan rộng và kéo dài hơn nhiều so với dự tính của các quan chức và chuyên gia kinh tế.
Những vấn đề với chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị toàn cầu cũng khiến giá cả mọi thứ tăng vọt, không chỉ ở riêng nước Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế đồng quan điểm kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào lạm phát trong năm 2023 này.
VietBF @ Sưu tầm