Trận Mogadishu 1993 - thất bại bi thảm nhất của quân đội Mỹ. Tại Somalia, h́nh ảnh thi thể lính Mỹ bị kéo xộc xệch trên đường phố trong trận chiến Mogadishu năm 1993 vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với mỗi người dân nước này.
Michael Durant – người sống sót duy nhất trong vụ 18 phi công máy bay trực thăng Black Hawk (Diều hâu) của Mỹ bị bắn hạ trên chiến trường Mogadishu năm 1993 cho biết, cái chết của 18 đồng đội có thể không nên được đánh đồng như một sự kết thúc của các chiến dịch quân sự nhằm khôi phục lại trật tự ở quốc gia châu Phi nghèo đói này.
Phát biểu trên truyền thông, phi công Michael nói rằng, nạn đói nghiêm trọng hiện nay ở Somalia làm ông nhớ lại thời điểm của trận chiến ác liệt năm 1993. Đó là ngày 3/10/1993, ông cùng “người bạn” Black Hawk tham gia vào chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt nhà lănh đạo Mohammed Farah Aidid. Kể từ khi chính phủ của Tổng thống Mohammed Siad Barre sụp đổ vào năm 1991, Aidid đă tiến hành một cuộc chiến tranh gia tộc đẫm máu, cản trở LHQ và cộng đồng quốc tế trong nỗ lực cung cấp hàng cứu trợ cho những người dân. Một phần lớn lương thực đă bị các phe phái quân sự ở Somalia chiếm đoạt. Nạn đói v́ thế càng trở nên trầm trọng mà hậu quả là 30.000 người chết đói và khoảng 1,5 triệu người bị ảnh hưởng. LHQ quyết định đưa lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của ḿnh đến để bảo vệ việc phân phát lương thực. Chính phủ Mỹ triển khai chiến dịch “Văn hồi Ḥa b́nh”, đưa lương thực và lính thủy đánh bộ đến Somalia. Tuy nhiên, đó là trận chiến thất bại nặng nề nhất của Mỹ.
“Tôi nghe một tiếng nổ lớn và máy bay bắt đầu quay ṿng ṿng. V́ nó quay rất nhanh nên tôi không thể nh́n thấy bất cứ điều ǵ xung quanh. Có thể, chúng tôi đă rơi xuống đất chỉ trong khoảng 15 giây”, ông Durant mô tả thời điểm máy bay Black Hawk bị dân quân Somalia bắn hạ. Máy bay của ông Durant là chiếc Black Hawk thứ hai bị bắn hạ trong đó ông là người duy nhất may mắn sống sót trong đội bay Black Hawk. “Tôi là người sống sót duy nhất. Chúng tôi đă mất toàn bộ phi hành đoàn và cả Randy Shughart và Gary Gordon, các chỉ huy tài ba của lực lượng đặc nhiệm” ông nói.
“Khi máy bay bị rơi, hàng chục người Somalia bao quanh tôi, đi qua tôi và đánh đập tôi đến gần chết”, ông này kể tiếp. Ông Durant may mắn sống sót khi một tay súng cho rằng có thể dùng ông làm tù binh trao đổi.
V́ sao “Diều hâu găy cánh”?
Mọi việc bắt đầu vào ngày 5/6/1993. Khi đi vào Mogadishu để tuần tra, lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh người Pakistan của LHQ bị phục kích khiến 24 người chết. Ngày hôm sau, HĐBA LHQ ra Nghị quyết 637 yêu cầu bắt và xử những phần tử người Somalia chịu trách nhiệm về sự việc trên. Mỹ thành lập một chiến đoàn đặc biệt (TFR) bao gồm lính biệt kích Lực lượng Delta, Lực lượng Biệt kích, Lực lượng đặc nhiệm hải quân và một đơn vị không quân. TFR không thuộc lực lượng của LHQ nên có thể chủ động mở các chiến dịch riêng lẻ.
Trận chiến bắt đầu vào chiều 3/10/1993 giữa khoảng 2.000 – 4.000 chiến binh của Liên minh Quốc gia Somalia với 160 lính đặc nhiệm. TFR huy động 160 lính, 19 máy bay và 12 xe tham chiến. Quân đội Mỹ dự kiến đội quân ưu tú của họ sẽ dễ dàng hoàn thành một cuộc tấn công chớp choáng trên 1/4 lănh thổ ở thủ đô Somali chỉ trong ṿng 90 phút, nhưng kế hoạch bị phá sản. Trong quá tŕnh đột kích, khi 4 lính biệt kích đu dây từ trực thăng để áp sát mục tiêu, tai nạn đă xảy ra. Binh nh́ Todd Blackburn bị tuột tay, rơi từ độ cao khoảng 20m xuống đất và bị thương nặng. Ngay lập tức, phiến quân bao vây khu vực quân Mỹ định tấn công. Cuộc chiến ác liệt diễn ra trên từng góc phố. Sau đó một chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ bị trúng đạn RPG vào đuôi và hai phi công tử nạn.
Sự phối hợp không tốt giữa lực lượng đột kích và lực lượng đột nhập của Mỹ khi bên nào cũng chờ bên kia di chuyển tới chỗ ḿnh trong suốt 20 phút đă tạo cơ hội cho quân Somalia từ khắp nơi trong thành phố đổ ra bắn vào quân Mỹ. Thêm một máy bay UH-60 Black Hawk khác cũng bị trúng đạn RPG và rơi khi đang làm nhiệm vụ thay thế chiếc thứ nhất. Phiến quân Somalia ngay lập tức vây lấy khu vực máy bay rơi và bắn chết một số lính đặc nhiệm của Mỹ. Từ đó, quân đội Mỹ mất dần ưu thế trong khi phải dồn sức cứu các binh sĩ bị thương ngày một nhiều.
Nỗi ám ảnh Somalia
Trận đánh kéo dài đến rạng sáng ngày 4/10. Sau khi chiến dịch giải cứu kết thúc, quân Mỹ và lực lượng cứu viện rút được hết khỏi Mogadishu dưới làn đạn của đối phương.
19 lính Mỹ thiệt mạng, 84 lính bị thương và một binh sĩ bị bắt. Đây được coi là một thất bại nặng nề của Mỹ v́ họ không bắt được Aidid trong khi lại chịu tổn thất nhân mạng lớn. Măi đến năm 1996, Aidid chết trong cuộc đọ súng với một nhóm phiến quân ở Somalia. Có thông tin cho rằng, Cơ quan t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) đứng đằng sau cái chết của Aidid nhưng đến nay, đây vẫn là điều bí ẩn. “Trận chiến Mogadishu” với h́nh ảnh lính Mỹ bị bắt, bị trói và xác họ bị kéo lê trên đường phố trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với quân đội và người dân Mỹ. Tất cả đă gây ra một cú sốc thực sự đối với công chúng nước Mỹ.
Sau trận chiến này, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Bill Clinton ra lệnh rút quân khỏi Somalia. Đầu năm 1995, quân Mỹ có trở lại Somalia nhưng là để bảo vệ cuộc rút quân của 6.200 lính LHQ. Đầu năm 2007, Mỹ mới chính thức trở lại Somalia song không phải là một cuộc đổ bộ ồ ạt và những trận đánh giáp lá cà của 14 năm về trước mà là vài đợt không kích rời rạc và một loạt hoạt động bí mật.
“Trận chiến Mogadishu” sau này được nhà văn Mark Bowden tái hiện lại trong cuốn “Black Hawk Down: A Story of Modern War” (Máy bay Black Hawk bị bắn hạ: Câu chuyện về chiến tranh hiện đại) rồi được đạo diễn Ridley Scott dựng thành phim “Black Hawk Down” (Diều hâu găy cánh) vào năm 2001.
VietBF@ sưu tập