Không hẳn là khối lượng thức ăn bạn nạp vào hằng ngày, không phải do rượu, mà là một tỉ lệ nguy hiểm trong thành phần những thứ bạn ăn vào có thể là nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Clinical Gastroenterology and Hepatology khẳng định nếu tỉ lệ thức ăn nhanh bạn nạp vào hằng ngày từ 20% trở lên, có thể bạn đă hoặc sắp bị gan nhiễm mỡ.
Với 20% thức ăn nhanh, mỡ gan sẽ tăng ở mức vừa phải ở người hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng tăng rất cao ở người béo ph́ và tiểu đường. Nhưng dù tăng ở mức nào, t́nh trạng gan nhiễm mỡ chết người vẫn là mối nguy lớn.
Chỉ cần ăn 20% thức ăn nhanh trong khẩu phần mỗi ngày cũng đủ thúc đẩy gan nhiễm mỡ - Ảnh: HEALTHLINE
Nhóm tác giả, dẫn đầu bởi bác sĩ Ani Kardashian từ Keck Medicine (trung tâm y khoa trực thuộc Đại học Nam Carolina - Mỹ), đă chỉ ra tỉ lệ nói trên khi đánh giá kết quả đo gan nhiễm mỡ của khoảng 4.000 người trưởng thành, song song với việc t́m hiểu chế độ ăn của họ.
Trong số những người này có 52% thừa nhận có tiêu thụ thức ăn nhanh, nhưng chỉ 29% tiêu thụ từ 20% thức ăn nhanh trở lên. Chỉ nhóm 29% này bị tăng mỡ gan.
"Những phát hiện của chúng tôi đặc biệt đáng báo động khi mức tiêu thụ thức ăn nhanh đă tăng lên trong 50 năm qua, bất kể t́nh trạng kinh tế xă hội. Chúng tôi cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể việc ăn thức ăn nhanh trong đại dịch COVID-19" - tờ Medical Xpress dẫn lời bác sĩ Kardashian.
Các tác giả cho biết chỉ cần một lượng thức ăn nhanh tương tối khiêm tốn cũng đủ làm tổn thương gan, bởi chúng có quá nhiều carbohydrate và chất béo. Cú "dội bom" carbohydrate và chất béo cùng lúc khi ăn vô cùng có hại cho cơ chế chuyển hóa. Chính điều đó đă thúc đẩy t́nh trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.
Gan nhiễm mỡ thường được chia thành gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Trong đó gan nhiễm mỡ không do rượu chủ yếu liên quan đến lối sống, mà chế độ dinh dưỡng là yếu tố có tác động cực lớn.
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí ung thư gan hoặc suy gan nếu bạn không kịp phát hiện và điều trị.