Bác sĩ thông tin những người này có nguy cơ đột quỵ năo mùa lạnh cao nhất.
Theo BSCKI Nguyễn Ngọc Tuyền - Trưởng đơn nguyên Cấp cứu, Bệnh viện Băi Cháy (Quảng Ninh), đột quỵ năo có 2 thể là nhồi máu năo và xuất huyết năo.
Trong đó, nhồi máu năo là dạng của tai biến mạch máu năo, xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn, gây hoại tử và chết khu vực năo không được cung cấp máu, dẫn đến các chứng đột quỵ và có thể tử vong. Xuất huyết năo xảy ra khi mạch máu năo bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào năo, làm tổn thương năo.
Thời tiết lạnh sâu, có những ngày xuống dưới 10 độ C khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng đột ngột gây nguy cơ vỡ mạch máu năo. Nguyên nhân khác, vào mùa lạnh, số lượng hồng cầu, tiểu cầu tăng lên, dẫn đến làm tăng độ đặc quánh của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu.
Đặc biệt, ở những người bị xơ vữa động mạch, mức cholesterol cao, khả năng h́nh thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu càng cao gây nguy cơ đột quỵ năo.
Bác sĩ thông tin, những người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc lá và béo ph́ là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ năo mùa lạnh cao nhất.
Ngoài ra các yếu tố liên quan lối sống thiếu khoa học dẫn đến t́nh trạng đột quỵ ngày càng trẻ hóa như ít vận động thể lực, béo ph́, lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, hay t́nh trạng căng thẳng kéo dài...
Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại tại Bệnh viện Băi Cháy. (Ảnh: BVCC)
BSCKI Phạm Văn Cường - Khoa Đột quỵ năo, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết thêm, trước đây, chúng ta thường nghĩ đột quỵ là bệnh lư ở người già. Nhưng quan niệm này hiện đă không c̣n chính xác v́ số lượng bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi ngày càng gia tăng.
Theo bác sĩ, độ tuổi hay mắc các bệnh mạch máu, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp gây đột quỵ thường trên 60 tuổi. Hiện nhiều bệnh nhân dưới 50, 60 tuổi cũng mắc đột quỵ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
BS Cường thông tin, thói quen sinh hoạt nằm trong yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ năo. Với căn bệnh đột quỵ năo có 2 nhóm yếu tố nguy cơ.
Nhóm nguy cơ không thể thay đổi là các bệnh lư mạn tính như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi là những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày như: hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, lười vận động, thức khuya…
Đối với các bệnh nhân đột quỵ năo, cần phải vào viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám. Đặc biệt đối với nhồi máu năo cần phải vào viện trong khoảng thời gian 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu bệnh v́ đây là thời gian vàng để sử dụng các biện pháp tái thông mạch máu giúp cứu sống người bệnh.
Các chuyên gia y tế chỉ ra nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc “FAST” như sau:
- Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào t́nh trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu “cười” để được quan sát rơ hơn.
- Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước th́ bên đó được kết luận bị liệt.
- Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tṛn, rơ, không lưu loát hoặc không thể nói được, đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
- Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Căn cứ vào t́nh trạng người bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra đánh giá và chỉ định điều trị phù hợp.
Để chủ động pḥng ngừa bệnh đột quỵ, việc nâng cao kiến thức pḥng ngừa đột quỵ cho bản thân, gia đ́nh và việc giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá là thực sự cần thiết. Cụ thể:
- Giữ ấm cơ thể: Hạn chế thời gian ở ngoài trời lạnh, không đi tập thể dục quá sớm. Nếu cần ra ngoài hăy mặc ấm, nhiều lớp, che đầu và tay, đi tất và giày. Chúng ta nên uống nhiều nước ấm, không tắm muộn hay tắm nước lạnh…
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Bệnh tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Do vậy, trong mùa lạnh, người bệnh nên kiểm soát huyết áp thường xuyên và duy tŕ thuốc tăng huyết áp đều đặn hằng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc. Những người bị cao huyết áp cần duy tŕ các chỉ số ở mức ổn định và an toàn.
- Đảm bảo dinh dưỡng mùa lạnh: không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu…
- Tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức khỏe.
- Người dân cần phải bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh (nếu có) và t́m ra phương pháp điều trị sớm nhất.
VietBF@sưu tập