Theo như ba năm thực hiện các biện pháp pḥng chống Covid ở Trung Quốc là hoàn toàn phí thời gian và thất bại, trong khi người cha 85 tuổi của ông Chen bị Covid hồi tháng 12, ông không thể gọi được xe cấp cứu hay đặt hẹn với bác sỹ, v́ ch́nh phủ đă bỏ các biện pháp kiểm soát Covid quá nhanh, mà không có sự chuẩn bị, nên nhiều người đă bị nhiễm virus.

Cuộc sống đang trở lại b́nh thường ở Trung Quốc
Họ tới Bệnh viện Chaoyang Hospital ở Bắc Kinh, nơi họ bị đẩy đi t́m bệnh viện khác hoặc phải ngồi chờ ở hành lang trong khi truyền dịch tĩnh mạch.
"Chẳng có giường, chẳng có máy thở, chẳng có thiết bị y tế”, ông Chen kể với BBC.
Cuối cùng, nhờ một mối quen biết, ông cũng t́m được một giường bệnh cho cha ở một bệnh viện khác, nhưng tới lúc đó cha ông đă bị viêm phổi nặng.
Cha của ông Chen tới giờ đă khỏi Covid, nhưng ông vẫn lo rằng nếu cha nhiễm Covid lần thứ hai th́ sẽ khó qua khỏi.
Ba năm thực hiện các biện pháp pḥng chống Covid ở TQ là hoàn toàn phí thời gian và thất bại, ông nói, v́ ch́nh phủ đă bỏ các biện pháp kiểm soát Covid quá nhanh, mà không có sự chuẩn bị, nên nhiều người đă bị nhiễm virus.
“Dịch sẽ quay trở lại lần nữa. Với người cao tuổi, họ chỉ biết trông vào số phận,” ông Chen nói.
Trung Quốc: Người nổi tiếng tử vong, làm tăng lo ngại về số người chết v́ Covid
Hai người Việt ở Trung Quốc: 'Bỏ phong tỏa nhưng tôi không dám ra đường'
Bước cuối cùng trong việc đảo ngược chính sách zero-Covid gây bức xúc của Trung Quốc sẽ diễn ra vào Chủ nhật khi nước này mở cửa biên giới với thế giới. Với các biện pháp trước đây như xét nghiệm đại trà, cách ly nghiêm ngặt, rồi bỗng nhiên, bỏ hết phong tỏa, các gia đ́nh như nhà ông Chen lo lắng về những ǵ có thể diễn ra.
Nhưng giới trẻ Trung Quốc, những người không muốn tiết lộ tên, lại nghĩ khác. Một số người trẻ kể với BBC họ muốn tự làm lây Covid cho ḿnh.
Một kỹ sư coding 27 tuổi ở Thượng Hải, người chưa tiêm vaccine Trung Quốc nào, cho biết anh tự nguyện làm lây virus.
"V́ tôi không muốn thay đổi kế hoạch đi nghỉ,” anh giải thích, “ và tôi có thể đảm bảo là tôi bị nhiễm rồi khỏi và không bị nhiễm lần nữa trong đợt nghỉ Tết nếu tôi kiểm soát thời điểm tôi nhiễm Covid.” Anh thừa nhận là anh không ngờ bị đau mỏi cơ khi nhiễm Covid, nhưng cho biết các triệu chứng nói chung đúng như anh trông đợi.
Một người dân Thượng Hải khác, một phụ nữ 26 tuổi, cho BBC biết cô đến thăm một người bạn dương tính với Covid “để tôi cũng nhiễm Covid”.
Nhưng cô nói quá tŕnh phục hồi rất khó khăn: “Tôi nghĩ tôi sẽ chỉ bị cảm cúm nhưng tôi bị đau hơn thế rất nhiều.”

Nhiều người lo lắng không biết người cao tuổi sẽ ra sao khi TQ dỡ bỏ hết các biện pháp pḥng chống Covid
Một phụ nữ 29 tuổi làm việc cho một doanh nghiệp quốc doanh ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, cho biết cô rất mừng khi nghe tin biên giới sẽ mở cửa lại. Cô mong được đến các nơi khác ở Trung Quốc để đi xem ca nhạc.
“Cuộc sống thật là kỳ quặc khi tôi phải xin sếp tôi giấy phép để đi lại. Tôi chỉ muốn cuộc sống được trở lại b́nh thường,” cô nói. “Nhưng tôi rất lo cho người cao tuổi.”
Khi cha cô bị ốm nặng v́ Covid, ông không chịu đi bệnh viện, ngay cả khi t́nh trạng của ông xấu đi, người phụ nữ này kể. Và tin tức về các bệnh viện và nhà hỏa táng quá tải chỉ làm mọi người thêm lo – cô nói cô nghe kể xác người chết nằm chồng chất trong các nhà tang lễ.
Bản thân cô chưa bị Covid, nhưng khi chồng cô bị, cô đeo khẩu trang 24/7, ngay cả khi đi ngủ.
“Tôi không muốn cả nhà cùng ốm một lúc,” cô kể. “Nhưng tôi không sợ Covid, v́ hiếm người bị triệu chứng nặng.”
Ít nhất ở các thành phố lớn, người dân đă trở lại các trung tâm mua sắm, nhà hàng và công viên, và thậm chí xếp hàng xin visa và giấy phép du lịch. Tờ báo nhà nước Hoàn cầu Thời báo tuyên bố “thời kỳ b́nh thường đă trở lại”, trích lời của những người dân họ phỏng vấn.
Nếu cuộc sống b́nh thường thực sự đă trở lại, với nhiều người, sự trở lại này không dễ dàng. Chồng bà Liu chưa hề tiêm chủng v́ ông bị tiểu đường nặng. Kể từ khi TQ bỏ các biện pháp hạn chế, bà chỉ ở trong nhà và khử trùng mọi món hàng được giao tới nhà, nhưng hai ông bà vẫn bị nhiễm Covid.
Con gái họ, cũng bị ốm v́ Covid, phải đi lùng sục ở nhiều hiệu thuốc giữa Bắc Kinh giá lạnh để t́m mua Paxlovid, thuốc chữa Covid của Pfizer. Cuối cùng cô phải mua một hộp ở chợ đen với giá 7500 nhân dân tệ (chừng 25 triệu đồng).
“Chồng tôi đă b́nh phục tốt. Tôi nhẹ cả người,” bà Liu nói. “Nhưng khi làn sóng thứ hai tới, chuyện ǵ sẽ xảy ra với ông ấy?”.
Cô Wang, một người dân Bắc Kinh khác, và gia đ́nh đă mua sẵn Paxlovid trước khi giá lên quá cao. Họ cũng mua sẵn b́nh oxy và máy đo nồng độ oxy cho ông nội của chồng cô. Cụ chưa bị Covid nhưng đă trên 90 tuổi.
"Nhưng thôi, việc mở cửa là tốt cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp đă hồi phục nhanh,” cô nhận xét, và nói thêm các khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm đă đông người trở lại.

Mặc dù lo lắng dịch Covid lây lan mạnh, mọi người đang trở lại các nhà hàng và trung tâm mua sắm
Nhưng bên ngoài các thành phố lớn, khó mà biết được người dân – nhất là ở vùng nông thôn – đang phản ứng ra sao trước thông điệp của chính phủ.
Trong ba năm liền, truyền thông nhà nước liên tục mô tả Covid như mối hiểm họa cho xă hội, cam kết Trung Quốc thực hiện “chính sách zero-Covid năng động” để giữ an toàn cho người dân
Nhưng luận điệu này giờ đă đảo ngược trong vài tuần qua, với các bác sỹ thường xuyên kêu gọi mọi người b́nh tĩnh về sự thay đổi chính sách đột ngột.
Bà Li, một phụ nữ 52 tuổi ở Bắc Kinh, cho rằng chính phủ đă “làm đúng” trong hai năm qua nhưng lẽ ra họ nên chấm dứt zero-Covid vào đầu năm 2022.
“Giờ đây cuối cùng chúng ta cũng bỏ hết kiểm soát, nhưng mà quá đột ngột. Chính phủ lẽ ra phải làm từng bước một, từng vùng một. Làm vào mùa đông là mùa tệ nhất. Tại sao không đợi tới mùa xuân sang năm?” bà hỏi. “2022 là năm tồi tệ nhất cho chúng ta. Tôi chỉ cầu cho năm 2023 không xấu hơn.”