Hitler đă đọc khoa học chủng tộc trong thời gian ngồi tù vào những năm 1920. Từ đó, nhiều đạo luật đă được ban hành gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực tại châu Âu.
Hitler đă đọc về Ploetz và khoa học chủng tộc vào những năm 1920. Ảnh: Cordon Press.
“Sinh học ứng dụng”, như cách hiểu của những người Quốc xă, thật sự là di truyền học ứng dụng. Mục đích của nó là cho phép Rassenhygiene - “vệ sinh chủng tộc”. Những người Quốc xă không phải là người đầu tiên dùng thuật ngữ này: Alfred Ploetz, bác sĩ kiêm nhà sinh học người Đức, đă nghĩ ra cụm từ đó ngay từ năm 1895 (hăy nhớ lại những lời lẽ quái gở, sôi sục của ông trong lần nói chuyện tại Hội nghị Quốc tế về Thuyết ưu sinh ở London năm 1912). “Vệ sinh chủng tộc”, như Ploetz mô tả, là việc thanh tẩy nguồn gen di truyền của chủng tộc, cũng như vệ sinh cá nhân là làm sạch cơ thể ḿnh vậy. [...]
Hitler, bị tống giam v́ tội cầm đầu Cuộc đảo chính quán bia (Beer Hall Putsch), vụ đảo chính ở Munich với mưu toan cướp chính quyền không thành, đă đọc về Ploetz và khoa học chủng tộc trong thời gian ngồi tù vào những năm 1920 và ngay lập tức bàng hoàng sửng sốt.
Giống như Ploetz, ông ta tin rằng những gen khuyết tật đang từ từ đầu độc dân tộc và ngăn trở sự hồi sinh của một quốc gia tráng kiện, mạnh mẽ. Khi đảng Quốc xă lên nắm quyền vào những năm 1930, Hitler đă nh́n thấy một thời cơ để biến những ư tưởng này thành hành động. Ông ta thực hiện nó ngay lập tức: năm 1933, không đầy năm tháng sau khi Đạo luật Trao quyền được phê chuẩn, đảng Quốc xă đă ban hành Luật Ngăn ngừa việc sinh con mắc bệnh di truyền - thường được biết đến như là Sắc lệnh triệt sản. Những điểm chính của sắc lệnh rơ ràng được vay mượn từ chương tŕnh ưu sinh ở Mỹ - có khác chăng là đă được phóng đại hiệu lực thi hành.
“Người mắc bệnh di truyền có thể bị triệt sản bằng một cuộc phẫu thuật”, sắc lệnh quy định. Một danh sách sơ bộ “những bệnh di truyền” được soạn ra, bao gồm thiểu năng trí tuệ, tâm thần phân liệt, động kinh, suy nhược, mù, điếc, và những dị dạng nghiêm trọng. Để triệt sản một người đàn ông hay một người đàn bà, một lá đơn do nhà nước cấp phải được nộp lên Ṭa án Ưu sinh. “Một khi Ṭa án đă ra phán quyết triệt sản,” sắc lệnh viết tiếp, “cuộc phẫu thuật phải được tiến hành cho dù trái ư muốn của người bị triệt sản… Khi những biện pháp khác là không đủ, sự cưỡng chế trực tiếp có thể được áp dụng. [...]
Từ triệt sản người ta đă trượt dài sang thủ đoạn sát nhân một cách thần bất tri quỷ bất giác. Ngay từ năm 1935, Hitler đă âm thầm nghĩ đến việc leo thang những nỗ lực thanh tẩy chủng tộc từ triệt sản qua làm chết êm dịu - vậy chứ có cách nào nhanh hơn để thanh lọc bể gen cho bằng tiêu diệt những kẻ khuyết tật? - nhưng bấy giờ ông ta c̣n e dè công luận. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1930, vẻ thản nhiên hờ hững trong phản ứng của công chúng Đức với chương tŕnh triệt sản đă khiến cho đảng Quốc xă trở nên táo tợn hơn.
Cơ hội rốt cuộc đă lộ diện năm 1939. Mùa hè năm đó, Richard và Lina Kretschmar viết đơn thỉnh cầu Hitler cho phép họ làm chết êm dịu đứa con của họ, Gerhard. Mới mười một tháng tuổi, Gerhard bị mù ḷa và chân tay dị dạng từ lúc lọt ḷng. Cha mẹ đứa bé - những tín đồ nồng nhiệt của đảng Quốc xă - đă hy vọng phụng sự tổ quốc bằng việc loại bỏ đứa con khỏi di sản di truyền của quốc gia.
Nhận ra cơ hội bằng vàng đang đến, Hitler phê chuẩn việc giết Gerhard Kretschmar và rồi nhanh chóng xắn tay hành động để mở rộng chương tŕnh ra với nhiều trẻ em khác. Cùng với Karl Brandt, bác sĩ riêng của ḿnh, Hitler lập ra Cơ sở Dữ liệu Khoa học Bệnh Di truyền và Bẩm sinh Nghiêm trọng để quản lư một chương tŕnh gây chết êm dịu với quy mô lớn hơn nhiều nhằm loại bỏ “những kẻ khuyết tật” di truyền trên toàn quốc.
Để biện minh cho những cuộc hủy diệt, đảng Quốc xă đă bắt đầu mô tả các nạn nhân bằng uyển ngữ lebensunwertes Leben - những sinh mệnh không đáng sống. Cụm từ quái gở này biểu đạt tính chất leo thang của logic ưu sinh: việc triệt sản những kẻ khuyết tật di truyền để làm thanh sạch quốc gia tương lai thôi là chưa đủ; điều thiết yếu là phải tiêu diệt họ để thanh lọc quốc gia hiện tại. Đây sẽ là một giải pháp di truyền tối hậu.
Sự giết chóc bắt đầu với trẻ em “khuyết tật” dưới ba tuổi, nhưng đến tháng 9 năm 1939 đă nhẹ nhàng mở rộng sang đối tượng trẻ vị thành niên. Trẻ vị thành niên phạm pháp bị lùa êm ái vào bản danh sách kế tiếp. Trẻ em Do Thái bị đưa vào tầm ngắm với tỉ lệ hoàn toàn bất cân xứng - bị kiểm tra bắt buộc bởi các bác sĩ nhà nước, bị gán cho “bệnh di truyền”, và bị tiêu diệt, thông thường với những lư cớ vặt vănh nhất. Tháng 10 năm 1939, chương tŕnh được mở rộng với cả người trưởng thành. Một ngôi biệt thự tráng lệ - số 4 đường Tiergartenstrasse ở Berlin - được chọn làm đại bản doanh chính thức của chương tŕnh thủ tiêu êm dịu. Chương tŕnh cuối cùng đă được gọi là Aktion T4, theo địa chỉ của ngôi biệt thự. [...]
Những nạn nhân chết êm dịu được đưa đến các trung tâm thủ tiêu trong những xe buưt cửa đóng bít bùng, thường được hộ tống bởi những sĩ quan SS trong áo bành tô trắng. Trong những căn pḥng kề buồng hơi ngạt, những chiếc giường bê tông tạm bợ với những máng sâu vây quanh để thu thập huyết dịch, được tạo ra, nơi các bác sĩ có thể mổ xẻ tử thi sau quá tŕnh chết êm dịu để thu giữ các mô và năo bộ của họ cho những cuộc nghiên cứu di truyền tương lai. Những sinh mệnh “không đáng sống” h́nh như lại cực kỳ có giá trị cho tiến bộ khoa học.
Để làm an ḷng các gia đ́nh rằng cha mẹ hoặc con cái họ đă được đối xử và chữa trị thích đáng theo thứ tự nguy cấp, bệnh nhân thường được đưa đến các cơ sở tạm giữ trước hết, sau đó bị bí mật chuyển tới Hadamar hoặc Brandenburg để hủy diệt. Sau cái chết êm dịu, hàng ngàn giấy chứng tử giả đă được cấp phát, dẫn ra đủ thứ nguyên nhân tử vong lạ đời - một số trong đó cực kỳ ngớ ngẩn. [...] Năm 1941, Aktion T4 đă hủy diệt gần một phần tư triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ em. Luật triệt sản đă đưa lên bàn mổ khoảng 400.000 ca triệt sản cưỡng bức giữa những năm 1933 và 1934. [...]
Rốt cuộc, chương tŕnh thanh trừng “bệnh di truyền” của đảng Quốc xă chỉ là khúc nhạc dạo đầu của một cuộc hủy diệt khủng khiếp hơn sắp xảy ra. Nghe có vẻ ghê rợn, sự hủy diệt kẻ điếc, mù, câm, què quặt, tàn tật, và đần độn chẳng thấm tháp ǵ so với những nỗi kinh hoàng phía trước – cuộc thảm sát 6 triệu người Do Thái trong nạn diệt chủng Holocaust; 200.000 người Gypsy; vài triệu công dân Xô viết và Ba Lan; và vô số kể người đồng tính, trí thức, nhà văn, nghệ sĩ, và những người bất đồng chính kiến. Nhưng người ta không thể tách bạch giai đoạn thực tập của sự độc ác với hiện thân hoàn toàn thuần thục của nó; chính ở trong trường mầm non của sự man rợ ưu sinh này mà đảng Quốc xă đă học được những ngón nghề cơ bản của nó.
Từ genocide (diệt chủng) có cùng gốc từ với gen - và v́ lư do chính đáng: những người Quốc xă đă sử dụng vốn từ vựng của gen và di truyền học để triển khai, biện minh, và duy tŕ chương tŕnh nghị sự của ḿnh. Ngôn ngữ phân biệt đối xử về di truyền đă dễ dàng bị vân vê thành ngôn ngữ của sự hủy diệt chủng tộc. Sự phi nhân hóa người bệnh tâm thần và tàn tật thể chất (“họ không biết suy nghĩ hay hành động như chúng ta”) là một màn khởi động cho sự phi nhân hóa người Do Thái (“họ không suy nghĩ hay hành động như chúng ta”).
Chưa bao giờ trong lịch sử, và chưa bao giờ với sự nham hiểm đến thế, gen di truyền đă bị dễ dàng đánh đồng với nhân dạng, nhân dạng với sự khiếm khuyết, và sự khiếm khuyết với sự hủy diệt.