Sắn nhiều tinh bột, năng lượng, vitamin C, nhiều carbohydrate, chất xơ, kali... vì thế đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên củ sắn là thực phẩm không thể ăn một cách tùy tiện.
Trước đây, sắn là lương thực "cứu đói" của nhà nghèo thế nhưng giờ đây chúng chính là một loại "đặc sản" mà cả người già lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích. Nhất là trong những ngày thời tiết se lạnh, được thưởng thức một miếng sắn thơm ngon, nóng hổi là điều ai cũng yêu thích.
Về mặt dinh dưỡng, sắn nhiều tinh bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, nhiều cacbohydrate, chất xơ, kali... vì thế đây là thực phẩm khá tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên củ sắn là thực phẩm không thể ăn một cách tùy tiện.
Trong sắn có chứa 1 chất độc rất nguy hiểm
Ngon bổ như vậy xong ít ai biết trong củ sắn cũng có chứa chất kịch độc. Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam): Trong thành phần của củ sắn có chứa lượng axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc.
Chỉ khoảng 20gr HCN là đủ gây ra hiện tượng ngộ độc, nếu trên 50gr sẽ dẫn đến tử vong. Chất HCN tác động đến chuỗi tế bào gây ra thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật. Ngộ độc sắn có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Lượng HCN trong sắn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng loại sắn. Hàm lượng HCN trong sắn cao sản cao hơn loại sắn ngọt. Sắn cao sản thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Tuy nhiên, nếu không chuyên trồng sắn thì rất khó để phân biệt 2 loại sắn này.
HCN có trong củ sắn vốn dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, khi kết hợp với đường tạo thành chất không độc. Để tránh bị ngộ độc từ củ sắn, mọi người nên thực hiện các bước sau:
- Bóc vỏ sắn trước khi nấu, ngâm sắn trong nước từ nửa ngày đến 1 ngày.
- Trong lúc nấu sắn nên mở nắp để HCN bay hơi.
- Luộc sắn nên thay nước 2-3 lần.
- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.
- Ăn sắn luộc nên chấm cùng đường hoặc mật để giảm nguy cơ ngộ độc.
6 lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi ăn sắn
1. Phụ nữ mang bầu không nên ăn sắn: Cũng giống như măng tươi, củ sắn có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đối với những người có sức đề kháng kém như bà bầu.
2. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không ăn sắn: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều kẻo chất độc tích tụ lại trong cơ thể và gây bệnh. Đặc biệt cần tránh cho trẻ ăn lúc đói kẻo gây ngộ độc.
3. Không sử dụng củ sắn cao sản, sắn đắng để ăn: Khi ăn thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều HCN.
4. Tuyệt đối không ăn củ sắn vào buổi tối vì có thể các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.
5. Sắn nướng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ ngộ độc sắn. Vì vậy tốt nhất chúng ta không nên ăn.
6. Khi người bệnh có bị ngộ độc nhẹ do ăn sắn phải cho bệnh nhân uống đường hay ăn mía. Bệnh nhân bị ngộ độc nặng hơn cần được sơ cứu và đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
VietBF @ Sưu tầm