Việc Trung Quốc dần nới lỏng chính sách không khoan nhượng với Covid-19 (Zero Covid) đă thắp lên những hy vọng cho nền kinh tế giới. Tuy nhiên, thị trường quốc tế vẫn cân nhắc khả năng tái gia nhập của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Sau gần ba năm kiên tŕ với chính sách Zero Covid, hai tuần trước, Trung Quốc công bố nới lỏng các biện pháp chống dịch và dự kiến mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quư II/2023. Động thái của quốc gia đóng vai tṛ mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu khiến thế giới lạc quan.
Lạc quan và kỳ vọng
Những biện pháp nhằm quản lư đại dịch như xét nghiệm hàng loạt hàng ngày, mă y tế, các yêu cầu kiểm dịch tập trung… áp dụng nghiêm ngặt trong một thời gian dài đă gây khó khăn và làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu khi hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh.
V́ vậy, việc nới lỏng các hạn chế được cho là sẽ tiếp sức cho các nhà sản xuất của Trung Quốc quay trở lại hoạt động và nhanh chóng bắt kịp tốc độ với phần c̣n lại của thế giới khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nỗ lực lấy lại được mức năng suất trước đại dịch."Chúng tôi sẽ phối hợp tốt hơn giữa pḥng chống dịch và phát triển xă hội, giữ vững trật tự sản xuất và sinh hoạt", Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường thông báo hôm 8/12 với nhận định kinh tế nước này sẽ tăng tốc trở lại sau các điều chỉnh mới.
Các tín hiệu từ Trung Quốc khiến thị trường toàn cầu lạc quan hơn, trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ đối mặt với viễn cảnh u ám hơn trong năm sau với tăng trưởng tiếp tục giảm.
Theo tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc (GDP) trong năm 2023 dự kiến khởi sắc từ hoạt động kinh tế trong nửa cuối năm.
Phát biểu tại cuộc họp báo với lănh đạo các tổ chức kinh tế lớn ngày 9/12, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva khẳng định: “Sự thể hiện của Trung Quốc quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc, mà c̣n đối với nền kinh tế thế giới”.
Trước đó, IMF ước tính GDP của Trung Quốc sẽ tăng 3,2% trong năm nay và 4,4% vào năm 2023.
Động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc được các nhà kinh tế và giới doanh nghiệp hoan nghênh và dự báo, nhu cầu về hàng hóa và linh kiện cần thiết cho các sản phẩm như iPhone, vốn được sản xuất số lượng lớn tại Trung Quốc, sẽ tăng mạnh.
Những biến số khó lường
Ở chiều ngược lại, việc Trung Quốc nới lỏng hạn chế giúp hồi sinh nền công nghiệp và sản xuất của nước này có thể khiến nhu cầu về một số nguồn nguyên, nhiên liệu tăng cao. Trước khi áp dụng các biện pháp phong tỏa kéo dài để pḥng dịch Covid-19, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nhu cầu lớn nhất thế giới về các nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp đang phát triển của ḿnh.
Một trong những mặt hàng được Trung Quốc t́m kiếm nhiều nhất hiện nay là khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Đây cũng là nguồn năng lượng chính mà Tây Âu đang cần đến.
|