Khi suy thận phát triển nặng, bệnh nhân không thể tự thực hiện chức năng loại bỏ các chất độc, chất cặn bă ra khỏi cơ thể, lọc máu sẽ được chỉ định.
Khi chức năng thận bị suy yếu, người bệnh cần phải lọc máu để loại bỏ các chất độc, chất cặn bă và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Một số phương pháp lọc máu phổ biến hiện nay là lọc máu ngắt quăng (thận nhân tạo), lọc màng bụng, lọc máu liên tục...
BS.CKII Đinh Cẩm Tú, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn. Khi chuyển sang giai đoạn 3, 4 và 5, thận bắt đầu suy giảm hoặc mất dần chức năng lọc v́ mức độ tổn thương ngày càng nặng. Thông thường, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu khi suy thận mạn đă bước vào giai đoạn cuối hoặc bị suy thận cấp.
Tùy thuộc vào t́nh trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra điều kiện và phương pháp lọc máu khác nhau.
Suy thận cấp
Suy thận cấp là t́nh trạng chức năng thận bị suy giảm đột ngột làm cho các chất thải không được loại bỏ khỏi cơ thể, mất cân bằng nước và chất điện giải. Nếu không điều trị kịp thời, t́nh trạng này có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Suy thận cấp có thể xuất hiện một cách đột ngột với các triệu chứng đặc trưng như giảm lượng nước tiểu thải ra; sưng phù ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân; đau hoặc tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim; mệt mỏi, buồn nôn... Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm và chỉ định lọc máu nếu t́nh trạng của người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa; ure máu cao hơn 30 mmol/l; kali máu hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh; tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi; toan máu nặng pH dưới 7.2; na+ máu cao hơn 150 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l.
Các phương pháp lọc máu cho người suy thận cấp bao gồm lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo. Trong đó, lọc màng bụng sẽ sử dụng lớp niêm mạc mỏng của bụng như một bộ lọc. Chu tŕnh lọc màng bụng thường diễn ra trong ṿng 4-6 giờ, cho đến khi chức năng thận được phục hồi, hạ kali, ure và creatinin máu. Đối với phương pháp chạy thận nhân tạo, máu sẽ thông qua các ống, đi đến máy lọc máu. Tại đây, máu sẽ được lọc và loại bỏ các chất độc, chất lỏng dư thừa, sau đó máu sạch được đưa về lại cơ thể. Phương pháp này giúp người bệnh duy tŕ sự sống, giảm nguy cơ tử vong từ 70-80% xuống c̣n 10%.
Suy thận mạn
Các triệu chứng của hội chứng Ure máu cao thường xuất hiện khi t́nh trạng suy thận mạn của người bệnh sắp bước sang giai đoạn cuối, chức năng thận bị suy giảm nặng hoặc ngừng hoạt động. Bác sĩ sẽ chỉ định lọc máu khi các chỉ số của người bệnh thay đổi bất thường như ure máu cao; nồng độ kali trong máu cao hơn 6,5 mmol/L và xuất hiện rối loạn điện giải, tan máu nặng, phù phổi; độ lọc cầu thận < 15 ml/phút.
Tương tự như người bị suy thận cấp, lọc máu cho người suy thận mạn cũng có thể áp dụng 2 phương pháp là lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ngoài ra, đối với suy thận mạn, c̣n một phương pháp điều trị khác là ghép thận. Đây là một kỹ thuật khó, đ̣i hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao để hạn chế hoặc kịp thời xử lư các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, đông máu, thải ghép... Phương pháp này khá tốn kém, chỉ phù hợp cho những đối tượng có điều kiện kinh tế v́ sau khi ghép thận, người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe lâu dài và uống thuốc chống thải ghép gần như suốt đời để đảm bảo sức khỏe.
Bác sĩ Tú cho biết, tuổi trung b́nh của người bệnh lọc máu có thể kéo dài từ 5-10 năm, thậm chí là 30 năm, tùy thuộc vào t́nh trạng sức khỏe và mức độ tuân thủ phác đồ điều trị.
VietBF@ sưu tập
|