Dạng vaccine có tên eOD-GT8 60mer được tài trợ bởi tổ chức Sáng kiến vaccine chống AIDS quốc tế (IAVI) đă cho thấy kết quả đáng khích lệ trong lần thử nghiệm đầu tiên trên người.
Qua đó phản ứng miễn dịch đă đạt được 97%, là mức mong đợi của các nhà khoa học.
Điều quan trọng là nó cho thấy sự an toàn và có khả năng chịu đựng tốt.
Đây là dạng thuốc lần được đưa vào thử nghiêm lâm sàng giai đoạn 1 từ năm 2018 và là sự kết hợp nghiên cứu của 1 loạt các tổ chức và hiệp hội y khoa của Mỹ và Thuỵ Điển. Ban đầu họ cho thử nghiệm trên 48 t́nh nguyện viên khoẻ mạnh, 36 trong số đó được tiêm 2 mũi vaccine, mỗi mũi cách nhau 8 tuần. Trong số này họ c̣n chia ra thành 2 nhóm, 1 nhóm tiêu liều thấp và nhóm c̣n lại tiêu liều cao.
Bởi v́ HIV khi thâm nhập vào cơ thể luôn t́m cách đột biến để tái cấu trúc nhằm thoát khỏi sự phát hiện của hệ miễn dịch. Thế nên các nhà nghiên cứu đă dùng chiến thuật ngắm đến ḍng mầm trong tế bào để giúp hệ miễn dịch tăng khả năng nhận biết virus HIV. Hiểu đơn giản th́ với liều vaccine đầu tiên họ sẽ ngắm tới 1 số hoặc 1 nhóm các tế bào B hiếm gặp để đưa chúng về trạng thái có thể sản sinh kháng thể. Mũi tăng cường thứ 2 sẽ là bước tiếp theo, với mục đích giúp tái kích hoạt các tế bào này để giúp chúng có khả năng vô hiệu hoá virus.
Theo như báo cáo được đưa ra trên tờ Science thứ 6 tuần trước th́ có vẻ những nhà khoa học đă thành công ở bước 1. Đă có 35/36 t́nh nguyên viên sản sinh được các tiền thân của kháng thể có khả năng vô hiệu hoá virus, điều đáng lẽ chỉ xuất hiện khi sử dụng mũi thứ 2 để giúp hệ miễn dịch phản ứng lại con virus này.
Nhóm tác giả cho biết nghiên cứu này mới chỉ ở mức đưa lên ư tưởng, và sẽ cần có nhiều nghiên cứu khác trên người để khẳng định được rằng vaccine có hiệu quả. Để xác định được nó có thành công hay không th́ cần phải hướng tới tế bào T và xem phản ứng của nó đối với HIV như thế nào bởi tế bào T là thành phần quan trọng trong việc sản sinh miễn dịch. Các nhà khoa học cũng kỳ vọng trong tương lai họ sẽ phát triển không chỉ vaccine chống HIV mà c̣n chống cả các dạng bệnh có khả năng lẩn trốn miễn dịch như viêm gan C, cúm và cả covid-19 nữa.
Giám đốc chương tŕnh phát triển thuốc HIV tại trường đại học y Minnesota, Timothy Schacker, một người không tham gia vào nghiên cứu này chia sẻ rằng đây là 1 bước tiến quan trọng bởi nó đă cho thấy vaccine đă giúp kích hoạt hệ miễn dịch trong cơ thể.
Hiện tại bước 1 của thử nghiệm lâm sàng vaccine eOD-GT8 60mer đang được diễn ra, không chỉ vậy 1 số vaccine tương tự cũng đang được thử nghiệm với hy vọng sẽ giúp loài người loại bỏ được căn bệnh vốn từng được coi là căn bệnh thế kỷ này.