Ngày 22/11, Iran thông báo nước này đă bắt đầu nâng mức làm giàu uranium đến độ tinh khiết 60% tại nhà máy hạt nhân Fordow nhằm đáp trả động thái gây sức ép từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Ngay lập tức, một số nước phương Tây đă bày tỏ quan ngại trước diễn biến này.Iran cho biết, nước Cộng ḥa Hồi giáo đă thông báo bằng văn bản cho IAEA về động thái trên, đồng thời mô tả đây là thông điệp phản ứng mạnh mẽ trước việc Hội đồng thống đốc IAEA mới đây đă thông qua nghị quyết chỉ trích Iran. Nghị quyết cho rằng, Iran đă thiếu hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, đồng thời yêu cầu Iran hợp tác với cuộc điều tra kéo dài nhiều năm của IAEA về nguồn gốc của uranium được t́m thấy tại ba địa điểm không được khai báo.
Thông báo của Iran cũng cho biết nước này đă lắp đặt hai tầng máy ly tâm IR2M và IR4 mới tại cơ sở Natanz. Hiện các máy ly tâm này đă đạt tới trạng thái trước khi được bơm khí uramium. Điều này có nghĩa nước Cộng ḥa Hồi giáo trên thực tế đă mô phỏng việc làm giàu uranium bằng các tầng máy ly tâm mới và quá tŕnh này sẽ kết thúc trong vài ngày tới.
Bên cạnh đó, Iran xác nhận nước này đă lắp đặt và khởi động các máy ly tâm mới tại hai khu vực trống ở nhà máy hạt nhân Fordow và Natanz. Đây cũng là bước đi tiếp theo của nước Cộng ḥa Hồi giáo nhằm thu hẹp cam kết trong thỏa thuận hạt nhân 2015 (c̣n được biết đến với tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện - JCPOA), nhằm phản ứng mạnh mẽ trước nghị quyết mới của IAEA
Thông báo của Iran cũng chỉ ra rằng, việc thay thế các máy ly tâm IR1 bằng IR6 tại cơ sở hạt nhân Fordow là động thái quan trọng thứ tư của Iran nhằm chống lại nghị quyết của IAEA. Theo đó, động thái mới sẽ cho phép Iran tăng mức làm giàu uranium tại địa điểm này lên gấp 10 lần.
Việc Iran làm giàu Uranium đến độ tinh khiết 60% vẫn thấp hơn mức 90% cần để sản xuất vũ khí, song lại cao hơn nhiều so với mức 20% mà nước này đă sản xuất trước thời điểm kư kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015, theo đó đặt ra giới hạn làm giàu uranium ở mức 3,67%.
Iran khẳng định các biện pháp mới nhất do nước này vừa thực hiện là phù hợp với một đạo luật đă được Quốc hội Iran thông qua vào tháng 12/2020 để chống lại các biện pháp trừng phạt. Đạo luật mang tên “Kế hoạch hành động chiến lược” cho phép nước Cộng ḥa Hồi giáo thực hiện các bước đi nhằm thu hẹp các hoạt động giám sát của IAEA và đẩy nhanh các hoạt động phát triển hạt nhân vượt quá giới hạn mà JCPOA đặt ra. Cho đến nay, Iran đă thực hiện 5 bước cắt giảm các nghĩa vụ trong JCPOA, trong đó có việc từ bỏ các giới hạn áp đặt lên lĩnh vực hạt nhân của nước này, gồm cả năng lực và mức độ làm giàu uranium.
Ngay sau động thái mới nhất của Iran, ngày 22/11, Nhà Trắng đă bày tỏ quan ngại trước những tiến bộ mà Iran đang đạt được trong chương tŕnh hạt nhân và tiềm lực tên lửa đạn đạo của nước Cộng ḥa Hồi giáo. Phát biểu họp báo diễn ra cùng ngày, điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby tái khẳng định quan điểm của Washington nhằm ngăn chặn Iran vươn tới năng lực vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Anh, Pháp và Đức cũng tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về chương tŕnh hạt nhân của Iran. Tuyên bố khẳng định các nước này sẽ tiếp tục tham vấn với các đối tác quốc tế, để đưa ra phương án hiệu quả nhất nhằm phản ứng trước động thái mới nhất của Tehran./.
|