Cuộc gặp gở trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh kéo dài gần ba giờ diễn ra tại một thời điểm quan trọng đối với hai quốc gia trong bối cảnh sự căng thẳng về kinh tế và an ninh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cuộc gặp đă không dẫn đến những sự cam kết cụ thể nào, ngoài những lời hứa hẹn và cho thấy hai bên vẫn c̣n rất nhiều chỗ dị biệt phải xử trí.
Khi cuộc gặp bắt đầu hôm thứ Hai 14/11 bên ngoài hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, hai ông Biden và Tập chào mừng nhau như những người bạn lâu năm. Và đến cuối cuộc họp, cả hai đều hứa hẹn sẽ cố gắng để sửa chữa mối bang giao nay đă trở thành tâm điểm thù nghịch nặng nề nhất trong nhiều thập niên. Vẻ thân thiện bề ngoài đă không che giấu được những quan điểm dị biệt sâu sắc đằng sau những mối bất đồng về tương lai của Đài Loan, sự cạnh tranh về sức mạnh quân sự, các hạn chế về kỹ thuật cao và TQ c̣n giam cầm hàng triệu thường dân bất măn, chống đối chế độ hà khắc của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, do các rủi ro quá lớn nếu sự bang giao giửa Hoa Kỳ-TQ bị đổ vỡ, cả hai ông Biden và Tập đều cho thấy chính sách ngoại giao qua cá nhân của người nguyên thủ quốc gia và mối liên hệ cá nhân hàng chục năm giữa hai ông có thể giúp làm cho những sự tranh chấp sẽ không trở nên tồi tệ thêm.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh tại Nusa Dua, Indonesia. (Ảnh: Saul Loeb/AFP via Getty Images)
Vấn đề Đài Loan, vẫn căng thẳng
Đài Loan đă nổi lên như một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh căi nhất. Hăng tin
AP cho biết, ông Joe Biden đă phản đối trực tiếp
"các hành động hăm dọa và ngày càng gây hấn" của TQ đối với Đài Loan.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó, Biden nói rằng khi nói đến TQ, Hoa Kỳ sẽ có
"sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng chúng tôi không t́m kiếm một cuộc xung đột".
"Tôi hoàn toàn tin rằng không cần phải có một cuộc 'Chiến tranh Lạnh mới' giữa Mỹ và cường quốc châu Á này. Tôi sẽ kiễm soát cuộc cạnh tranh này dựa theo tinh thần trách nhiệm", ông Biden nói thêm.
Ông Biden nhắc lại Hoa Kỳ tôn trọng chính sách "
Một Trung Quốc" lâu đời, theo đó Mỹ công nhận chính phủ ở Bắc Kinh là đại diện cho đất nước TQ nhưng đồng thời cho phép Mỹ có các mối bang giao không chính thức và giao lưu quốc pḥng với Đài Loan, và sự mơ hồ chiến lược về việc liệu Hoa Kỳ có phản ứng quân sự nếu ḥn đảo bị tấn công hay không. Ông cũng nói rằng bất chấp gần đây TQ liên tục phô trương sức mạnh quân sự của ḿnh, ông không tin rằng
"TQ có bất cứ nỗ lực nào sắp xâm lược Đài Loan".
Trong nhiệm kỳ Tổng thống của ḿnh, đă có ít nhất bốn lần ông Biden nói rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Bắc Kinh mở một cuộc xâm lược. Nhưng các giới chức chính phủ Mỹ luôn nhấn mạnh rằng chính sách về TQ của Hoa Kỳ không hề thay đổi.
Theo tường thuật của chính phủ Bắc Kinh về cuộc họp này, ông Tập
"nhấn mạnh rằng vấn đề Đài Loan là cốt lơi của các lợi ích cốt lơi của TQ, nền tảng của nền tảng chính trị của mối bang giao TQ-Hoa Kỳ và lằn ranh đỏ đầu tiên không được vượt qua trong mối bang giao này".
Tường thuật về cuộc họp của Ṭa Bạch Ốc cho biết ông Biden
"đă đưa ra sự phản đối của Hoa Kỳ đối với các hành động hăm dọa và ngày càng gây hấn của CHND Trung Hoa đối với Đài Loan, làm suy yếu nền ḥa b́nh và sự ổn định trên eo biển Đài Loan và trong khu vực rộng lớn hơn, đồng thời gây ra nguy hại cho sự thịnh vượng trên toàn cầu".
Mới đây nhất, TQ đă t́m cách trả đũa về chuyến đi thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bằng các cuộc tập trận quân sự và bắn hỏa tiểno vào vùng biển gần ḥn đảo.
Nga và vũ khí nguyên tử
Ông Biden cho biết, ông và ông Tập cũng thảo luận về hành động xâm lăng của Nga ở Ukraine và tái khẳng định niềm tin chung của chúng tôi rằng,
"việc sử dụng hoặc thậm chí đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là hoàn toàn không thể chấp nhận được", ám chỉ đến những lời đe dọa của Moscow trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử khi cuộc xâm lược Ukraine đă kéo dài gần chín tháng của họ bị ngăn chặn và đẩy lùi.
Các giới chức TQ đă cố gắng hạn chế những lời chỉ trích của công chúng về cuộc chiến của Nga mặc dù Bắc Kinh né tránh hỗ trợ trực tiếp cho người Nga, chẳng hạn như cung cấp vũ khí cho Moscow.
Mặc dù không có đột phá nổi bật nào, nhưng cuộc gặp giữa 2 ông Biden-Tập đă mang lại cho mỗi bên những lợi ích đă được mong đợi từ lâu, dù c̣n rất khiêm tốn. Ngoài việc lên án chung về các mối đe dọa hạt nhân của Nga, hai bên dường như đă đồng ư để nối lại các cuộc trao đổi của các giới chức hai nước về một loạt các thách thức toàn cầu được chia sẻ. Bắc Kinh đă đơn phương cắt đứt các mối liên lạc cao cấp giữa Mỹ và TQ về nhiều lĩnh vực, kể cả quân sự, để phản đối chuyến đi thăm Đài Loan của bà Pelosi hồi tháng Tám vừa qua.
Ṭa Bạch Ốc cho biết, ông Biden và ông Tập đă đồng ư
"trao toàn quyền cho các giới chức cao cấp chủ chốt làm việc trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, bao gồm vấn đề biến đổi khí hậu, duy tŕ sự ổn định tài chính, sức khỏe và lương thực toàn cầu".
TQ và Hoa Kỳ là những quốc gia gây ra sự ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất trên thế giới và các cuộc đàm phán song phương về khí hậu của họ được coi là rất quan trọng để giúp ngăn chặn các hậu quả thảm khốc của sự biến đổi khí hậu. Điểm dừng chân đầu tiên của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài lần này là đến Ai Cập, khi tham dự một hội nghị quốc tế lớn về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP27).
Hai người đứng đầu đă nhất trí để cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Antony Blinken đến Bắc Kinh vào đầu năm sau để tiếp tục các thảo luận cần thiết.