Serbia kiên quyết không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga. Bởi v́ trong thời gian qua Serbia đă phải chịu đựng "những áp lực khủng khiếp nhất" trong lịch sử hiện đại của ḿnh kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Jutarnji.hr
Hăng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu mới đây dẫn lời Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nhắc lại rằng, Serbia sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga do cuộc xung đột ở Ukraine.
“Serbia có thể thay đổi quan điểm của ḿnh về việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga chỉ khi rơi vào t́nh thế nguy hiểm 'ngàn cân treo sợi tóc' theo đúng nghĩa đen. Hiện tại, điều đó không xảy ra", ông Vucic nói sau một cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Vucic chia sẻ rằng Serbia đă phải chịu đựng 270 ngày "áp lực khủng khiếp nhất" trong lịch sử hiện đại của nước này kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. “Không ai hiểu rơ hơn tôi v́ không ai có những liên hệ trực tiếp ở châu Âu và thế giới như tôi. Tôi biết rơ nhất chúng tôi có thể làm những ǵ”, ông Vucic nêu rơ.
Cho đến nay, Serbia đă kiềm chế không áp đặt các biện pháp trừng phạt Moskva nhưng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về sự trung lập.
Liên minh châu Âu (EU) đă liên tục gây sức ép lớn với Serbia, buộc nước này phải chọn giữa EU và Nga liên quan đến các lệnh trừng phạt Moskva.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Serbia nên tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga nếu nước này nghiêm túc về tư cách thành viên EU trong tương lai.
"Điều quan trọng là [Serbia] phải song hành với chính sách đối ngoại và an ninh của chúng tôi. Tóm lại, gia nhập EU có nghĩa là chia sẻ các giá trị của chúng tôi", bà Leyen nói với Tổng thống Vucic tại Belgrade hồi cuối tháng 10 vừa qua.
Bất chấp những áp lực của EU, Tổng thống Vucic vẫn duy tŕ mối quan hệ thân thiện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Ông Vucic khẳng định lại sự ủng hộ của Serbia đối với sự toàn vẹn lănh thổ của Ukraine và cũng đă bỏ phiếu phản đối việc Nga sáp nhập 4 vùng lănh thổ Ukraine tại Liên hợp quốc vào ngày 13/10.
Nhưng ông Vicic đă đưa ra một nhận xét sâu sắc về sự ủng hộ của phương Tây đối với nền độc lập của Kosovo, tín hiệu về những căng thẳng tiềm ẩn.
"Đôi khi chúng tôi tự hỏi, tại sao sự toàn vẹn lănh thổ của Serbia không được tôn trọng?", ông Vucic đặt nghi vấn.
VietBF@ sưu tập
|