Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, làm thêm giờ không tạo ra sự khác biệt trong công việc nhưng chắc chắn sẽ gây tổn hại lâu dài cho cơ thể con người.
Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là CEO mới của Twitter, đă gây chú ư khi yêu cầu một số nhân viên làm việc theo ca 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần trong giai đoạn nước rút để đạt được các mục tiêu tháng 11.
Từ lâu Elon Musk đă là người đề xướng việc làm việc nhiều giờ. Năm 2018, khi được hỏi nên làm bao nhiêu giờ một tuần để thay đổi thế giới, Elon Musk đă trả lời trên Twitter rằng nên duy tŕ khoảng 80 tiếng mỗi tuần, đỉnh cao có thể là trên 100 tiếng.
Elon Musk không phải CEO duy nhất tin rằng làm việc thời gian kéo dài là cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Một nghiên cứu của Đại học Harvard theo dơi 27 CEO cho thấy họ làm việc trung b́nh 62,5 giờ một tuần.
Nhiều nghiên cứu khẳng định, thời gian làm việc càng nhiều, chất lượng công việc và sức khỏe của người lao động càng giảm sút nghiêm trọng. Ảnh minh họa: HuffPost
Tuy nhiên, không phải ai cũng làm việc như các CEO. Một thăm ḍ của Gallup cho thấy, một nửa số người lao động toàn thời gian ở Mỹ thường làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần, trong khi 18% nói rằng họ làm việc hơn 60 giờ một tuần.
Đây là kết quả nghiên cứu cho thấy những ǵ thực sự xảy ra với cơ thể và bộ năo của bạn sau khi làm việc hơn 40 giờ một tuần.
Nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc đau tim tăng lên
Làm việc quá lâu có thể là một mối nguy hiểm nghiêm trọng, đôi khi thậm chí gây tử vong. Theo một nghiên cứu toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), làm việc nhiều giờ (hơn 55 giờ mỗi tuần) gây ra 745.000 ca tử vong do các bệnh tim mạch chỉ trong năm 2016. Làm việc 55 giờ hoặc hơn, mỗi tuần, có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 17% so với làm việc 35-40 giờ một tuần.
Frank Pega, một quan chức của WHO, nói: "Thời gian làm việc kéo dài có thể gây ra bệnh tim mạch bằng cách gia tăng căng thẳng làm tổn thương các tế bào trong năo và tim. Chúng cũng có thể gây ra các phản ứng hành vi nguy cơ, chẳng hạn như ít tập thể dục hơn, chế độ ăn ít dinh dưỡng hơn hoặc ngủ ít hơn".
Nguy cơ bị thương tăng lên
Làm việc nhiều giờ cũng khiến bạn có nguy cơ bị tổn thương về thể chất trong khi làm việc.
Một nghiên cứu của Viện Sức khỏe, môi trường và nghề nghiệp Mỹ (năm 2005) xem xét 110.236 hồ sơ công việc từ năm 1987 đến năm 2000 cho thấy, làm việc từ 12 giờ mỗi ngày có liên quan đến tỷ lệ nguy hiểm tăng 37%, trong khi làm việc ít nhất 60 giờ mỗi tuần khiến tỷ lệ tai nạn lao động tăng 23%.
Sức khỏe tinh thần xấu đi
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí PLos One đă xem xét những người lao động Hàn Quốc ở độ tuổi 20 và 30, nhóm những người làm việc từ 31 đến hơn 60 giờ một tuần. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, những nhân viên này làm việc càng nhiều th́ mức độ căng thẳng, trầm cảm và ư định tự tử mà họ phải đối mặt càng cao.
Giấc ngủ bị ảnh hưởng
Trong đánh giá về 200 nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2018, các nhà nghiên cứu viết trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng kết luận, thời gian ngủ ngắn là vấn đề cần được quan tâm nhất, liên quan đến thời gian làm việc kéo dài.
Những người mất ngủ rơi vào t́nh trạng mệt mỏi, chức năng nhận thức kém, dễ gặp nhiều chấn thương trong công việc và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Điều này cho thấy giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi bạn ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, bạn trở nên cáu kỉnh ở nơi làm việc vào hôm sau. Nhiều nghiên cứu đă phát hiện ra rằng bạn sẽ dễ bị phân tâm, lo lắng, cáu kỉnh và dễ bị bốc đồng.
Không thể phát huy điểm mạnh
Giáo sư quản lư Morten Hansen của Đại học California đă thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 5 năm với 5.000 nhân viên và quản lư trong các ngành công nghiệp.
Ông phát hiện ra, làm việc từ 30-50 giờ có thể cải thiện hiệu suất của người lao động, nhưng nếu họ làm việc hơn 50 giờ, hiệu suất công việc của họ bắt đầu đi xuống. Nếu họ làm việc hơn 65 giờ một tuần, hiệu suất sẽ giảm mạnh.
Phát hiện của ông tương tự như kết luận của nhà kinh tế học Stanford John Pencavel về năng suất của công nhân nhà máy bom đạn trong Thế chiến thứ nhất. Pencaval nhận thấy rằng nhân viên nhà máy có thể tăng sản lượng nếu họ làm việc tới 49 giờ mỗi tuần nhưng sau đó, làm việc không đem lại hiệu quả nữa, trong khi khả năng chấn thương tăng lên. Pencavel đi đến kết luận: "Nhân viên làm việc trong thời gian dài có thể bị mệt mỏi hoặc căng thẳng, không chỉ làm giảm năng suất mà c̣n làm tăng khả năng xảy ra sai sót, tai nạn và ốm đau, gây ra gia tăng chi phí cho người sử dụng lao động".